Một nhà khoa học Nga yêu Việt Nam

  •  
  • 411

Tiến sĩ khoa học Vasili Lisitsa - cha đẻ của công trình gối đệm không khí - là người đã chế tạo thiết bị Titan dùng để nghiền đá xây dựng và sản xuất cát nhân tạo. Ông đang ấp ủ một ước mơ được làm việc tại Việt Nam với "thiết bị trong mơ này".

Tiến sĩ khoa học Vasili Lisitsa bên cỗ máy Titan dùng để nghiền đá xây dựng và cát nhân tạo

Nước Nga đã vào đông. Mặc dù tuyết chưa rơi nhưng cái lạnh cứ như dao cắt vào da thịt đối với ai lần đầu “nếm mùa đông Nga”. Hối hả theo dòng người, tôi lên tàu đến Saint-Petersburg (TP Leningrad - tên trước đây) để kịp gặp tiến sĩ Lisitsa vào sáng sớm hôm sau.

Mở mắt ra là thấy Việt Nam

Đúng hẹn, tôi bước vào phòng làm việc của ông tại Hãng “Công nghệ mới”. Vẫn khuôn mặt đôn hậu, ông hóm hỉnh kể cho tôi là ông đang bị ốm, không chữa được?! Tôi hỏi ông bị bệnh gì vậy mà trông ông gầy đi nhiều đấy? Uống một hớp trà nóng, ông nói: “Từ ngày ở Việt Nam về tôi hay mất ngủ, mở mắt ra là nghĩ đến Vịnh Hạ Long xinh đẹp, con người Việt Nam quá chân thành và gần gũi. Ẩm thực thì ngon nhất thế giới. Trong đời tôi chưa thấy ở đâu như vậy. Muốn hết bệnh thì tôi phải sang lại Việt Nam và sống luôn ở đó. Ờ, như vậy có quá đáng không anh bạn?”.

Tôi cũng vui lây và tràn ngập lòng tự hào dân tộc. Tôi nói: “Nước tôi còn nghèo lắm, ông đến làm khách thì thích vậy, chứ sống lâu dài liệu có còn được như vậy không?”.

Ông không nói gì, một hồi lâu khẽ đáp: “Có thể lắm, nhưng thiên nhiên chắc không thay đổi được rồi”.

Vịnh Hạ Long vẫn cứ mãi đẹp, còn con người có thể già đi theo năm tháng, nhưng cái tình và sự thân thiện ở người Việt Nam chắc cũng chẳng đổi đâu. Nhìn các bạn, tôi nhớ trong tôi và trong mỗi người dân Nga một thời Xô Viết hào hùng. Tôi không quên, nhưng rất luyến tiếc và đôi khi cảm thấy đau đớn trong lòng vì tôi là một nhà khoa học
!”.

Biến kiến thức thành tiền

Câu chuyện của tiến sĩ Lisitsa thật dài, thăng trầm đến mức khó tin. Ông là người Nga, sinh sống và làm việc một thời ở Ucraina, sau đó chuyển về Nga, rồi lại về Belarussia và rồi nay lại về làm thuê cho các ông chủ mới của Nga tại Saint-Petersburg!

Ông kể cho tôi nghe cái công nghệ “gối đệm không khí” hiện đang gây dư luận xôn xao tại Nga và trong làng máy nghiền ly tâm va đập của thế giới. Ông nói, tia laser là người Nga phát minh ra, nhưng ứng dụng được vào trong đời sống kỹ thuật là người khác chứ không phải là người Nga! Nhưng hôm nay lý thuyết quay trên đệm không khí cũng do người Nga nghĩ ra từ những năm 40 thế kỷ trước nhưng chỉ được biết đến quay roto nâng lên có 1mm thôi. Ngày nay chính người Nga đã làm chủ và ứng dụng được công nghệ này một cách tuyệt vời, đang dẫn đầu thế giới.

Trong một tương lai không xa, chắc chắn sẽ có cuộc cách mạng trong việc nghiền xi-măng lò quay không dùng bi nghiền mà quay trên đệm không khí!

Công nghệ gối đệm không khí chính là chi tiết bí mật trên các thiết bị quốc phòng của Nga không phổ biến và trên tàu con thoi đầu tiên của Liên Xô có tên Buran. Giờ đây, công nghệ này đã đi được vào cuộc sống một cách ngoạn mục trên thiết bị nghiền ly tâm va đập có tên Titan của Hãng “Công nghệ mới”. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô được cũng nhiều mà mất cũng không ít. Chính cải tổ đã cho ông cơ hội để biến kiến thức thành tiền, ông là tác giả của công trình gối đệm không khí và toàn bộ công trình này được cấp gần 50 bằng sáng chế, có 2/3 là sáng chế thuộc loại bí mật Nhà nước không được công bố.

Người thứ 2 của nước Nga 

Sẽ sản xuất cát nhân tạo ở Việt Nam

Việt Nam đã có một công ty tại TP.HCM ký hợp đồng mua thiết bị này để phục vụ cho việc nghiền cát nhân tạo và nghiền vật liệu Penpat. Tháng 12-2005, thiết bị sẽ được giao tại nhà máy ở Saint-Petersburg. TS Lisitsa cũng thông báo vào đầu tháng 12-2005, Hãng “Công nghệ mới” sẽ phối hợp với Viện Cơ học ứng dụng tại TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học về sản xuất đá chất lượng cao và cát nhân tạo trên máy nghiền Titan. Sau đó từ ngày 7 đến 9-12, Hãng “Công nghệ mới” sẽ tham gia hội chợ khai thác mỏ Việt Nam tại Hà Nội.
Ông dành nhiều thời gian để truyền nghề cho cậu con trai tên Andrey. Cậu bé Andrey rất thông minh và nhanh nhẹn. Nay cậu dù chưa thay được cha nhưng là người thứ 2 của nước Nga làm chủ được công nghệ này và là linh hồn của Hãng “Công nghệ mới”. Thiết bị Titan dùng để nghiền đá xây dựng chất lượng cao và cát nhân tạo từ đá, thay thế cho cát tự nhiên. Cả thế giới đang cần đến thiết bị này, trong đó có Việt Nam.

Ông vừa dứt lời thì cậu con trai Andrey của ông bước vào. Andrey nói với tôi là sẽ tiếp tục câu chuyện này của cha với tôi tại Việt Nam ít hôm nữa - đó là câu chuyện sản xuất cát nhân tạo và đá dăm cho hàng chục công trình thủy điện ở Việt Nam đang thi công theo công nghệ bê-tông đầm lăn mà người Việt Nam chỉ mới biết đến máy nghiền cát của G7, chứ hoàn toàn không biết có công nghệ mới trên gối đệm không khí hiệu quả hơn rất nhiều lần và lại rẻ hơn.

Vâng, chuyện cát xây dựng quả là vấn đề thời sự ngày hôm nay, cảm ơn tiến sĩ Lisitsa Vasili đã dành cho Việt Nam “thiết bị trong mơ” để tiến đến nghiêm cấm việc khai thác cát tự nhiên như các nước đang làm.
Theo Người Lao Động
  • 411