Nga: Tìm kiếm nhiên liệu hạt nhân từ mặt trăng

  •  
  • 777

"Chúng tôi muốn bay lên mặt trăng để tìm kiếm nhiên liệu hạt nhân"... Đó là lời tuyên bố của người đứng đầu tập đoàn tên lửa - vũ trụ Nga Energija Nikolaj Sevastijanov.

"Chúng tôi bay lên mặt trăng để kiếm nhiên liệu hạt nhân..."

Ông này tuyên bố nước Nga có kế hoạch tới năm 2015 lập một trạm thường trực trên mặt trăng và từ năm 2020 bắt đầu khai thác trên quy mô công nghiệp chất đồng vị heli-3 dùng cho ngành năng lượng nhiệt hạch.

Ý đồ này tưởng như hoàn toàn viễn tưởng, nhưng khi trên trái đất cạn kiệt nguồn dầu lửa và khí đốt thì chính nhiệt hạch mới có thể ngăn chặn được thảm họa về năng lượng.

Cuộc sống dạy chúng ta phải hoài nghi và thoạt nhìn tưởng như đề án duy ý chí và điên rồ như nắn các dòng sông vậy.

Nhưng 100 năm trước đây có ai ngờ rằng dầu lửa và khí đốt lại chèn ép than bùn và củi, chẳng ai hay xe hơi và máy bay lại là các phương tiện giao thông chủ yếu, ngay cả những nhà viết truyện viễn tưởng cũng không mơ đến nhà máy điện nguyên tử.

Năng lượng là ngành mà mỗi bước tiến đều gắn liền với cuộc cách mạng, với bước ngoặt về cơ sở khoa học và những thay đổi triệt để về cơ cấu công nghiệp. Các nhà viết truyện viễn tưởng còn thua các nhà khoa học về trí tưởng tượng là điều đã được chứng minh nhiều lần.

Vài năm trước khi Tổng thống Mỹ G Bush làm thế giới kinh ngạc trước những kế hoạch đầy tham vọng về khai thác mặt trăng và sao hỏa, các nhà phân tích đã nêu giả thuyết rằng mục tiêu thực nhưng ngụy trang kỹ của Mỹ là khai thác chất đồng vị heli-3 rất hiếm trên trái đất, nhưng trên mặt trăng lại có trữ lượng lớn tới 500 triệu tấn.

Heli lần đầu tiên được phát hiện không phải trên trái đất mà trong quang phổ mặt trời và có tên heli (helios là mặt trời), trên trái đất chỉ có heli-4 với 2 neitron, còn heli-3 với chất đồng vị ổn định nhẹ. Chất đồng vị heli-3 tới mặt trăng qua gió mặt trời và theo ước tính có tới hàng trăm triệu tấn. Chỉ cần 100 tấn heli-3 là đủ đáp ứng nhu cầu của trái đất về năng lượng. Chúng ta có thể thu được năng lượng nhờ phản ứng tổng hợp nhiệt hạch hekli-3 với chất đồng vị nặng của hydro là đơteri. Ngoài ra trên mặt trăng con người còn có thể khai thác sắt, crom, ziciconi, các nguyên tố quý hiếm, platin.

Đó là nhiên liệu lý tưởng cho phản ứng nhiệt hạch, lặp lại các quá trình tổng hợp làm nóng chảy mặt trời và tất cả các ngôi sao trên bầu trời. Những vật liệu xa vời, những vấn đề không thiết thân đối với trái đất ư? Nhưng phải có người nghĩ đến việc dầu lửa và khí đốt đang cạn dần, uran trên trái đất cũng không nhiều, còn năng lượng thay thế như pin mặt trời, các trạm điện dùng sức gió và thủy triều chỉ đáp ứng được những nhu cầu rất nhỏ. Cần phải đối phó với thảm họa năng lượng toàn cầu. Sự lựa chọn không nhiều lắm. Tốt nhất là lặp lại trên trái đất những gì diễn ra trong lòng mặt trời. 

Nhiệt hạch bằng heli là nguồn năng lượng không bao giờ cạn mà lại vô hại về sinh thái. Proton ra khỏi lò phản ứng chỉ có độ phóng xạ thấp và không thể xuyên qua vật liệu được.

Trong đề án năng lượng nhiệt hạch quốc tế thì chất thải ra là neitron lại có độ phóng xạ cao hơn hẳn dù là vẫn thấp hơn so với chất thải của các nhà máy điện nguyên tử. Mỹ có thái độ lạnh nhạt với đề án quốc tế trên mà lại coi trọng năng lượng heli.

Mới đây trong một phòng thí nghiệm, người Mỹ đã thành công thổi bùng trong một thời gian ngắn phản ứng đó nhờ kích thích bằng tia lade. Trong số nhiều vấn đề nan giải thì vấn đề khó giải quyết nhất là việc không thể nào tìm ra heli-3 trên trái đất.

Theo lời Giám đốc Viện hóa địa và hóa phân tích thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, viện sỹ Erick Galimov, dự trữ heli-3 trên mặt trăng nhiều gấp 10 nghìn lần trái đất nhưng không nên nghĩ là trên đó dễ khai thác.

Để thu được một tấn chất đồng vị phải đào bới 200 nghìn km khối đất đá trên mặt trăng ở độ sâu 3m. Để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của trái đất phải chuyển về cỡ 100 tấn heli-3. Trước đó phải tiến hành thăm dò địa chất, xây dựng trạm trên mặt trăng và các nhà máy hóa lỏng heli, chế tạo rôbốt, huấn luyện nhân viên điều khiển.

Còn trên mặt đất phải học được cách giữ plasma trong phản ứng nhiệt hạch. Nói tóm lại phải thực hiện một cuộc cách mạng trong khoa học và công nghệ.

Đóng một con tàu thám hiểm mặt trăng lại là một vấn đề riêng.

Theo ước tính con tàu này tốn chừng 15 triệu USD - tương đương với việc xây một ngôi nhà lớn ở Maxcơva nhưng sẽ thu lãi lớn. Ý tưởng trên của người đứng đầu tập đoàn tên lửa vũ trụ Energija đã được Giám đốc cơ quan vũ trụ Nga A.Perminov ủng hộ và được thảo luận với A.Chubais, người phụ trách hội cổ đông. "Hệ năng lượng thống nhất toàn Nga".

Viện sỹ Erick Galimov nói: ai nắm được heli, người đó sẽ thắng trong cuộc chạy đua giành vị trí thống trị ngành năng lượng thế giới. Nền công nghiệp vũ trụ Nga vẫn tồn tại và có thể hoàn thành nhiệm vụ đó.
Theo VietNamNet/Izvestia
  • 777