Nga trở lại trạm Cực Gió

  •  
  • 739

Một trong những nhiệm vụ trên lục địa băng của đoàn thám hiểm Nga là tái khởi động trạm “Russkaia” (Nga). Cơ sở này được thành lập vào năm 1973 đã hoạt động cho đến đầu những năm 90. Cho đến nay, đây là trạm nghiên cứu duy nhất trên bờ biển Thái Bình Dương của Nam cực.

Trạm "Nga" cũng được gọi là "Cực gió" của hành tinh, bởi vì ở đây tốc độ gió trung bình cả năm là cao nhất - 13 mét/giây. Các nhà khoa học lưu ý rằng, về các chỉ số gió mùa, địa điểm này có một không hai trên hành tinh, mà đó là điều cần thiết cho các quan sát khí tượng.

Năm nay, các nhà thám hiểm Nam Cực của Nga sẽ đến cơ sở này để thực hiện các công việc sửa chữa và sau đó tái khởi động trạm nghiên cứu vào mùa đông.

Tại cơ sở này duy trì và bảo quản các thiết bị quan sát tự động cũng như các thiết bị để truyền tải thông tin qua vệ tinh. Những cơn bão và gió mạnh gây hại cho thiết bị kỹ thuật, vì thế những người tham gia cuộc thám hiểm nên thực hiện các công việc sửa chữa một cách cẩn thận. Tuy nhiên, để các chuyên gia có thể ở lại đó cần phải nâng cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng của trạm "Cực gió". Cơ sở này là trạm nghiên cứu duy nhất trên bờ biển Nam cực dài vài nghìn cây số từ bán đảo Antarctica đến Biển Ross.

Nga trở lại trạm Cực Gió

Phó Trưởng đoàn thám hiểm Nam Cực của Nga thuộc Viện nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực của Roshydromet (Cơ quan khí tượng Nga) Vyacheslav Martianov nói: “Đây là khu vực ít được nghiên cứu nhất trên hành tinh, cả ở Nam Đại Dương và Nam Cực. Khu vực này là rất thú vị từ quan điểm hoàn lưu khí quyển và những khía cạnh khoa học khác. Cơ quan Vũ trụ Nga “Roscosmos” cũng rất quan tâm tới khu vực này bởi vì nhiều khi có thể nghe thấy tin rằng, tàu vũ trụ nào đó đã chìm xuống vùng biển phía Nam Thái Bình Dương. Đây chính là khu vực đó. Đây cũng là một khu vực rất quan trọng để giám sát các vệ tinh của chúng tôi. Khi trạm "Nga" còn hoạt động thì đã ghi nhận áp suất khí quyển trung bình hàng năm thấp nhất trên thế giới. Có rất nhiều điều thú vị đối với các nhà khoa học và các chuyên gia”.

Trong kế hoạch làm việc của đoàn thám hiểm Nam Cực của Nga có hơn 40 chương trình phải được thực hiện trước khi kết thúc mùa thám hiểm. Tàu phá băng "Viện sĩ Fedorov" đang hiện diện gần trạm nghiên cứu "Tiến bộ" để đảm bảo hoạt động của các cơ sở nghiên cứu hiện có. Nga đã nối lại các công việc nghiên cứu trên hồ ngầm Vostok - hồ ngầm cổ ở sâu dưới lớp băng tại Nam Cực. Các mẫu nước mới sẽ được gửi đến Nga để phân tích thành phần và phát hiện những "cư dân" tiềm năng của hồ ngầm.

Trong năm 2012, các chuyên gia Nga đã khoan giếng đến tận lớp nước trong hồ ngầm, nước đã lấp đầy lỗ và sau đó bị đóng băng. Mùa thám hiểm trước, các nhà khoa học lại một lần nữa khoan giếng đến tận lớp nước trong hồ ngầm, nhưng lần này có sử dụng thiết bị tạo áp lực bù, để mức độ áp lực trong hồ và trong giếng khoan là cân bằng. Năm nay, sau đợt khoan giếng thường kỳ sẽ bắt đầu giai đoạn tiếp theo nghiên cứu hồ ngầm với các thiết bị đặc biệt.

Theo Báo Tiếng Nói Nước Nga
  • 739