Nghi lễ và trò chơi kéo co - Di sản nhân loại

  •  
  • 2.478

Kéo co là nghi lễ rất cổ của cả vùng Đông và Đông Nam Á, mỗi nơi có cách thức thực hiện riêng nhưng tinh thần chung là mong muốn sự phồn thực, sinh sôi, phát triển.

Kéo co trở thành di sản văn hóa phi vật thể của thế giới

PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho biết, kéo co là nghi lễ cổ xưa được thực hành vào các hội mùa xuân để cầu mong sự phồn thực, sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa. "Mấy chục năm nay theo phát triển chung người ta biến nó thành hoạt động thể thao. Họ bỏ câu chuyện của ngày xưa, bỏ qua ý nghĩa tâm linh của nghi lễ. Đó là một sai lầm", PGS nói.

Nghi lễ và trò chơi kéo co - Di sản nhân loại
Trong ảnh là nghi lễ và trò chơi kéo co dân gian được mô phỏng trên tranh Đông Hồ (Hà Nội).

Nghi lễ kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở Đông và Đông Nam Á tiêu biểu như: Việt Nam, Hàn Quốc, Campuchia và Philippines. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huy, do văn hóa đa dạng nên cách thức thực hành nghi lễ này ở các vùng có sự khác biệt. Ví dụ ở Việt Nam, nghi lễ kéo co tại phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội) là đôi bên ngồi trên đất kéo co bằng dây song luồn qua lỗ một cây cột gỗ chôn chặt xuống đất. Kéo co ở làng Xuân Lai (Sóc Sơn, Hà Nội) lại là kéo cọc tre, giống Hàn Quốc.

Nghi lễ và trò chơi kéo co - Di sản nhân loại
Trò chơi kéo co trong tranh dân gian làng Sình (phổ biến ở Cố đô Huế).

Hội làng Cự Linh (Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội) tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch có trò diễn nghi lễ kéo co ngồi với những nghi thức bắt buộc đối với người tham gia thực hành và công cụ, không gian thực hiện trò diễn. Trước khi vào kéo co, các đội sẽ rước lễ lên đền và làm lễ thánh.

Nghi lễ và trò chơi kéo co - Di sản nhân loại

Tính đặc biệt của công cụ và cách thức thực hành nghi lễ kéo co ở đây là các đội thi phải ngồi trên đất kéo co bằng dây song luồn qua lỗ một cây cột gỗ chôn chặt xuống đất. PGS Nguyễn Văn Huy cho biết, chiếc cột với lỗ tròn ở giữa mà hai đội chơi phải kéo dây qua là biểu trưng của âm dương. Cột gỗ như một linga (sinh thực khí).

Nghi lễ và trò chơi kéo co - Di sản nhân loại

Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa cho thấy, ý nghĩa của trò diễn nghi lễ kéo co ngồi mang tính tâm linh, thể hiện mong muốn của cộng đồng là đội nào thắng sẽ mang lại điều may mắn cho làng xóm, tức là thông điệp của họ đã đến với đức Thánh và đức Thánh đã nhận được và ban cho họ những điều tốt lành.

Nghi lễ và trò chơi kéo co - Di sản nhân loại

Nghi lễ và trò chơi kéo co - Di sản nhân loại

Truyền thuyết về nguồn gốc của trò kéo co ngồi bắt nguồn từ việc cầu mong có đầy đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Các vị Thánh được thờ làng Cự Linh đều liên quan đến nước như: Thành hoàng làng - đức Thánh Linh Lang, vốn xuất thân từ thủy cung (hay thần Nước), Đức Trấn Vũ là một vị thánh của đạo giáo có tài hô phong hoán vũ (còn được gọi là thần Trị Thủy).

Nghi lễ và trò chơi kéo co - Di sản nhân loại
Kéo co ở Vĩnh Phúc cũng dùng dây luồn qua cột chôn sẵn. (Ảnh: Thu Trang.)

lễ hội đền Đức Vua Bà (Xuân Lai, Sóc Sơn, Hà Nội), trước khi vào thi đấu kéo co (kéo mỏ), các đội cũng làm lễ Thánh, dâng lễ vật là cá chép, cơm trắng.

Nghi lễ và trò chơi kéo co - Di sản nhân loại

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa, kéo mỏ trong hội đền Vua Bà là trò diễn nghi lễ mang đậm giá trị lịch sử. Trò diễn được xuất hiện cùng thời điểm có Hội đền, kéo dài hàng trăm năm và hầu như không thay đổi về nghi thức, phương thức thực hành, từ công cụ phục vụ trò diễn đến người tham gia.

Nghi lễ và trò chơi kéo co - Di sản nhân loại

Kéo mỏ chỉ được thực hiện trong ngày hội đền với những nghi thức nghiêm ngặt đối với người tham gia thực hành trò cũng như công cụ trò diễn, từ việc chọn trai kéo mỏ, đến việc chọn tre làm mỏ, rồi các quy định bắt buộc với người đi chặt tre, làm mỏ; cách thức đặt tre sau khi chặt về, cách làm mỏ... Tất cả đều mang tính tâm linh, với quan niệm đây là trò diễn hầu Thánh đầu năm lấy may nên mọi thứ đều nhất nhất làm theo ý Thánh, không được thay đổi, cho dù điều kiện về không gian, thời gian có thay đổi.

Nghi lễ và trò chơi kéo co - Di sản nhân loại

Ngoài cư dân vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thường xuyên thực hành kéo co, nghi lễ và trò chơi này còn được các tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam như: Tày, Thái, Giáy tỉnh Lào Cai tổ chức.

Nghi lễ và trò chơi kéo co - Di sản nhân loại
Các thanh niên dân tộc ở Sơn La đang thi đấu kéo co. (Ảnh: HH)

Ngày 2/12, Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã ghi danh nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo VnExpress
  • 2.478