Nghiên cứu tổ tiên loài người bằng máy chụp cắt lớp

  •  
  • 520

Một máy chụp cắt lớp với độ phân giải rất cao mang tên XtremeCT ban đầu được thiết kế để nghiên cứu bệnh loãng xương ở các nhà du hành vũ trụ, vừa được sử dụng để nghiên cứu răng và hàm răng của hai loài vượn người phương Nam (Australopithecus) được phát hiện ở Nam Phi là Australopithecus africanus (có niển đại 2,5 triệu năm) và Paranthropus robustus (2 triệu năm).

Sáng kiến trên được tài trợ bởi Trung tâm nghiên cứu không gian quốc gia, Cơ quan Không gian châu Âu, Liên minh châu Âu và được thực hiện bởi Công ty SCANCO. Giáo sư José Braga thuộc khoa nhân chủng học tiền sử Đại học Paul-Sabatier (Toulouse, Pháp) dẫn đầu nghiên cứu.

Chiếc máy scan này cho phép nghiên cứu cấu trúc vi mô của răng mà không xâm nhập nhờ cung cấp những mặt cắt ảo với chênh lệch 40micron. Các hình ảnh đầu tiên đã được giới thiệu vào ngày 8/3 tại Trường Đại học Y khoá Purpan. 4.700 mặt cắt đã được thực hiện ở vượn người Australopithecus africanus (một thanh niên 18 tuổi), còn các mặt cắt của vượn người Paranthropus robustus ( 6 tuổi) chưa được hoàn tất.


(Ảnh: enme.ucalgary.ca)

Việc còn lại là mở rộng nghiên cứu về các giống người và khỉ lớn khác, nhằm xác định vị trí của các loài này trong dòng dõi người.

Máy scan còn có khả năng tái tạo ảo các hộp sọ bị biến dạng theo thời gian được phát hiện chôn vùi dưới lòng đất. Công việc này đã từng được thực hiện ở một hộp sọ người Homo erectus có niên đại 936.000 năm được tìm thấy tại Yuxian (Trung Quốc).


(Ảnh: enme.ucalgary.ca)

Theo Đài TH Tp. Hồ Chí Minh
  • 520