Nhật Bản có thể bị xóa tên khỏi bản đồ nếu không nhờ một yếu tố mà ai cũng ghét

  •   4,38
  • 10.956

Không chỉ 1 mà là 2 lần! Không có yếu tố này, chưa chắc thế giới ngày nay có một quốc gia tên là Nhật Bản đâu.

Mùa hè đang khiến nhiều người mất kiên nhẫn với tình trạng nắng nóng đỉnh điểm liên tục diễn ra. Đến mức con người ta có thể sáng tạo những loại ẩm thực có 1-0-2 ngày nắng nóng, như nướng thịt, nướng cá bằng nắng, hay phơi... thịt một nắng, trứng một nắng...

Nhưng có lẽ sẽ dành lại một chút thiện cảm đối với mùa hè, nếu biết rằng chính cái mùa nóng nhất năm này đã cứu sống cả một quốc gia, một nền văn hóa mà ngày nay cả thế giới phải ngưỡng mộ.

Quốc gia đó là Nhật Bản, và câu chuyện diễn ra từ thế kỷ 13.

Bị chinh phạt bởi một trong những đạo quân mạnh nhất lịch sử

Vào cuối thế kỷ 13, Nhật Bản ngập trong khủng hoảng vì sự chinh phạt của quân Mông Cổ, với sự lãnh đạo của Đại Hãn Hốt Tất Liệt.

Quân Mông Cổ hùng mạnh đã nhòm ngó Nhật Bản không ít lần.
Quân Mông Cổ hùng mạnh đã nhòm ngó Nhật Bản không ít lần.

Thời kỳ đó, Mông cổ là một trong những đội quân đông, hùng mạnh, và tàn bạo nhất, chiếm đóng tới 1/5 diện tích thế giới. Nhưng với tham vọng thống nhất toàn cầu, quân Mông Cổ cần Nhật Bản làm điểm tựa - một căn cứ trên biển.

Đến năm 1274, Mông Cổ lên thuyền tấn công Nhật Bản bằng một con số áp đảo hoàn toàn - lên tới 4 vạn quân, chiếm được 2 hòn đảo Tsushima và Iki. Với quân số áp đảo, cộng thêm kỹ năng chiến trận đường bộ quá mạnh, Nhật Bản gần như kiệt quệ.

Những trận chiến đẫm máu giữa quân Mông Cổ và samurai Nhật gây thiệt hại nặng nề.
Những trận chiến đẫm máu giữa quân Mông Cổ và samurai Nhật gây thiệt hại nặng nề.

Nhưng khi tiến đến vịnh Hakata, gặp phải tinh thần bất khuất quật cường của các samurai Nhật Bản, quân Mông Cổ buộc phải tạm thoái lui về căn cứ tại Trung Hoa. Có điều, quân Nhật Bản cũng thiệt hại nặng nề, khó lòng chống cự nếu quân Mông Cổ tiếp tục tiến công sau đó.

Và đây chính là thời điểm phép màu xảy ra.

Phép màu mang tên "mùa hè"

Mùa hè là mùa bão, mùa của những cơn cuồng phong. Nhiệt lượng từ Mặt trời khiến nước biển bốc hơi, hình thành áp thấp nhiệt đới và những cơn bão với sức gió mạnh khủng khiếp. Và thật tình cờ, Nhật Bản cũng là nơi hứng chịu nhiều ảnh hưởng từ bão nhất.

Trên đường thoái lui, quân Mông Cổ đã gặp phải một trận cuồng phong khổng lồ. Trên thực tế thì ngay cả những con tàu hiện đại hiện nay cũng chưa chắc chống lại được bão nhiệt đới nữa là công nghệ đóng tàu sơ khai từ thế kỷ 12. Hệ quả là sau vài ngày, 2/3 thuyền chiến của Mông Cổ nằm lại đáy biển, đại đa số binh lính chết đuối. Số còn lại rút về Trung Quốc.

Ảnh minh họa cơn cuồng phong cuốn trôi tàu thuyền Mông Cổ.
Ảnh minh họa cơn cuồng phong cuốn trôi tàu thuyền Mông Cổ.

Nuốt không trôi thất bại, 7 năm sau - tức năm 1281, Hốt Tất Liệt lại một lần nữa chinh phạt Nhật Bản, với quân số đông hơn gần gấp 5 lần. Tuy nhiên lần này, người Nhật đã kịp xây một bức tường cao 2m bao quanh bờ biển để phòng ngừa một cuộc xâm lược lần 2.

Quân Mông Cổ không tìm được bến đỗ, buộc phải neo lại ngoài biển để tìm kiếm điểm cập bến. Sau vài tháng, một trận cuồng phong nữa lại ập đến, xóa sổ cả đội tàu chiến hàng nghìn chiếc. Quân Mông Cổ buộc phải từ bỏ, và không bao giờ xâm lược Nhật Bản thêm một lần nào nữa.

Cơn cuồng phong Kamikaze cuốn trôi kẻ thù.
Cơn cuồng phong Kamikaze cuốn trôi kẻ thù.

2 trận cuồng phong ấy được người Nhật gọi là "Kamikaze" - có nghĩa là "gió thần", do Phong Thần và Lôi Thần giáng xuống những kẻ ngoại xâm.

Tuy nhiên với giới khoa học, thứ tạo ra 2 trận bão ấy là mùa hè. Hay nói cách khác, mùa hè chính là "vị cứu tinh" cho xứ sở Mặt trời mọc.

Cập nhật: 10/06/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4,38
  • 10.956