Nhiệt miệng - nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

  •   3,33
  • 9.509

Đến nay, nguyên nhân thực sự gây nhiệt miệng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có nhiều cách để nhanh chóng chấm dứt cảm giác khó chịu này.

Nhiệt miệng (hay còn gọi là áp tơ miệng) là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Bị nhiệt miệng cực kỳ khó chịu, không những khó khăn trong ăn uống mà còn gây đau nhức cả tuần liền.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về căn bệnh mà mình đang mắc phải.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (Recurrent Aphthous Stomatitis - RAS) là một bệnh viêm loét xuất hiện ở miệng. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Đây là bệnh nhẹ nhưng khá phổ biến.

Nhiệt miệng không gây nguy hiểm, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng khá nhiều và bất tiện đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong ăn uống. Những người bị áp tơ miệng thường xuyên cũng khá vất vả, vì vậy, cần nhận diện được dạng mà mình đang mắc phải để biết cách điều trị hợp lý.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như các loại mít, xoài, thức ăn cay, chiên xào… Nhưng hiện nay, khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng.

Nhiệt miệng là một dạng viêm nhiễm gây ra vết lở nhỏ ở niêm mạc miệng với đáy màu vàng nhạt và bao quanh bởi 1 đường màu đỏ tươi khiến người bệnh thấy đau và khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Theo quan niệm dân gian, nhiệt miệng là do bị nóng trong người hoặc ăn nhiều đồ có tính nóng. Còn theo quan điểm của y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị nhiệt miệng như sau:

  • Do các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng,…
  • Do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc khoang miệng phản ứng với các thành phần hóa học nào đó, chẳng hạn như kem đánh răng, nước sút miệng…
  • Do niêm mạc miệng bị tổn thương do chúng ta vô tình căn phải hoặc ăn thức ăn qua nóng…
  • Nhiệt miệng do thiếu vitamin B12, B9 (axit folic hay folat) và các khoáng chất như sắt, kẽm…
  • Stress cũng gây nhiệt miệng.

Nhiệt miệng cũng có thể xuất hiện sau chấn thương niêm mạc vùng miệng vài ngày do tự cắn trúng hay thực hiện thủ thuật - phẫu thuật nha khoa.

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng

Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.

Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm.
Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm.

Các dạng nhiệt miệng

Nhiệt miệng thể nhỏ (RAS minor)

Đây là dạng áp tơ miệng thường gặp, chiếm tỷ lệ tới 80%. Ở dạng này, tổn thương loét rất nông, gây đau, riêng biệt từng vết (từng nốt nhiệt), đường kính từ 3mm đến dưới 1cm. Số lượng tổn thương có thể từ 1 - 5 vết nhiệt.

Dạng áp tơ này hay xảy ra ở môi, má và nền miệng. Tổn thương dạng này thường sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày và không để lại sẹo.

Nhiệt miệng thể lớn (RAS major)

Áp tơ niêm mạc miệng thể lớn ít gặp hơn. Các vết loét trong trường hợp này thường lớn hơn, từ 1 - 3 cm, sâu hơn, bờ nổi cao và có thể tập trung thành nhóm gần nhau, tập trung ở môi, hàm ếch mềm, họng...

Nếu mắc phải áp tơ dạng này, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tổn thương có thể kéo dài tới 6 tuần, khi khỏi có thể để lại sẹo, thậm chí gây co kéo miệng hầu.

Nhiệt miệng Herpes (Herpetiform RAS)

Dạng áp tơ miệng này ít gặp phải nhất. Tổn thương chỉ khoảng 1 - 3mm nhưng tập trung thành đám. Đám tổn thương này có thể tập trung ở một khu nhỏ hoặc tập trung trên diện rộng.

Lưu ý: Khi bị nhiệt miệng, hãy kiểm tra xem mình mắc phải dạng nào để biết cách điều trị hợp lý nhé.

Cách chữa nhiệt miệng

Vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế nhiễm trùng vết loét.

Đối với các vết viêm loét nhẹ, có thể súc miệng bằng nước muối pha loãng; ngậm hoặc thoa mật ong và nước chiết xuất tự nhiên từ lô hội, cam thảo, hoa cúc… trực tiếp lên vết loét khá hữu hiệu. Trong đó, tinh chất từ hoa cúc trắng được xem là một trong những thảo dược mang lại hiệu quả cao có tác dụng kháng viêm và làm lành các tổn thương niêm mạc trong khoang miệng.

  • Nước muối loãng: Hãy dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.
  • Nước cốt dừa: Nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3-4 lần/ ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.
  • Nước hạt rau mùi: Dùng 1 thìa hạt rau mùi, với 1 cốc nước đun sôi, bỏ hạt dùng nước để súc miệng. Dùng 3-4 lần/ ngày. Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, nhiệt miệng cực hiệu quả.
  • Nước củ cải: Dùng 300g củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc, dùng súc miệng 3 lần/ ngày, sau 2 ngày là bệnh khỏi hẳn. Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng nước nóng hay nước lạnh, chườm đá để làm giảm sự sưng đau của các vết loét.
  • Chữa nhiệt miệng bằng nước ngậm: Áp dụng những mẹo chữa nhiệt miệng theo dân gian này chỉ cần 2-3 ngày là bạn khỏi hẳn, các vết loét không còn trắng hay sưng đau nữa.

Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần.
Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần.

  • Nước ép cà chua sống: Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ ngày công hiệu sẽ rất nhanh.
  • Nước khế chua: Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. làm như vậy nhiều lần trong ngày mỗi khi bạn thời gian rảnh rỗi không phải ăn hoặc nói nhiều.
  • Ngậm chất chát: Các chất chát như trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài, húng chanh,…giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, khử mùi hôi hiệu quả.
  • Bôi mật ong, mật ong nghệ: Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng. Mật ong kháng khuẩn, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển.
  • Bôi nước cỏ mực mật ong: Giã nát lá cỏ mực, vắt lấy nước, trộn cùng mật ong. Dùng bông tăm thấm thuốc bôi vào chỗ bị nhiệt. Bôi 2-3 lần/ngày.

Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng.
Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng.

  • Bôi nước lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
  • Sử dụng đá: Ngậm một viên đá nhỏ để làm dịu vết loét và giảm viêm. Độ lạnh của đá làm chậm lưu thông máu đến vết loét, từ đó giảm đau và sưng.
  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Tránh thức ăn thô, cứng, cay hoặc có tính axit (nước cam, nước chanh…) vì có thể gây kích ứng và đau nhiều hơn.
  • Bổ sung vitamin nhóm B: Một số tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến nhiệt miệng. Một nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin B12 ngậm dưới lưỡi giúp ngăn ngừa tái phát nhiệt miệng ngay cả ở những người không bị thiếu B12. Lượng được sử dụng trong nghiên cứu là 1.000 microgam (1 miligram) hai lần một ngày trong sáu tháng.
  • Sử dụng sữa chua: Sữa chua chứa men vi sinh chất lượng cao rất tốt cho việc điều trị nhiệt miệng. Sự di chuyển của lợi khuẩn từ men vi sinh qua miệng giúp vết loét dịu đi và lành lại. Đồng thời, vị mát lạnh của sữa chua cũng hỗ trợ giảm đau.
  • Sử dụng giấm táo: Người bệnh có thể trộn giấm táo và nước ấm với tỷ lệ bằng nhau, sau đó sử dụng hỗn hợp này như nước súc miệng hàng ngày để giúp vết loét mau lành hơn. Nguyên nhân là giấm táo chứa acid acetic, có khả năng diệt khuẩn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt.
  • Sử dụng gói trà: Sau khi uống trà, mọi người có thể để lại túi trà và đắp túi lên vết loét. Việc làm này giúp giảm đau và giảm viêm hiệu quả do tanin trong trà mang lại hiệu quả chống viêm, hỗ trợ điều trị loét.

Phòng tránh nhiệt miệng

  • Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nức. Không chỉ khiến cơ thể bị nhiệt, loét miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.
  • Không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…
  • Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.
  • Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Một số lưu ý cần ghi nhớ để phòng ngừa nhiệt miệng

Tuân thủ các quy định vệ sinh răng miệng

Trong quá trình điều trị và phòng ngừa nhiệt miệng, bạn nên chú ý thực hiện đúng các quy định vệ sinh răng miệng. Đây là điểm mấu chốt để tiêu diệt, đẩy lùi vi khuẩn gây hại.

  • Đánh răng đều đặn hàng ngày sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ
  • Tham khám nha khoa định kỳ ngay cả khi bạn không gặp vấn đề gì về răng miệng.
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng đúng cách để không làm tổn thương, trầy xước vùng khoang miệng.
  • Thay bàn chải sau 3 tháng sử dụng để đảm bảo vệ sinh.

Bổ sung đủ nước hàng ngày

Uống đủ nước (từ 2 - 3 lít) là việc làm cần thiết mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống thêm một số loại nước ngừa nhiệt miệng như: Nước cam, nước chanh, nước rau má, nước chè xanh, nước bột sắn dây...

Nên ăn các món chè làm từ các loại đậu

Bạn có thể nấu chè đậu đen, chè đậu xanh hay chè từ ý dĩ để vừa cung cấp dưỡng chất lại giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.

Nên ăn các loại thực phẩm, rau củ thanh nhiệt

Người bị nhiệt miệng nên ăn các loại rau củ có tính mát như: Cà chua, khế, rau diếp cá, rau má, các loại thịt có tính mát (thịt vịt, thịt ngan)...

Cập nhật: 15/02/2023 Tổng hợp
  • 3,33
  • 9.509