Nhiều người mỗi khi ăn đồ quá lạnh lại bị "buốt váng đầu" - đó là vì...

  •  
  • 2.019

Bạn đã bao giờ làm một hơi đá bào, kem hoặc nước lạnh, để rồi thấy não bộ buốt lạnh chưa?

Kem là món ăn vặt tuyệt vời nhất trong ngày hè oi ả (hoặc trong mấy ngày đông mà như hè ở Bắc bộ cũng được). Cắn một miếng to đầu tiên, bạn thấy vị ngọt và hơi lạnh lan tỏa khắp cả cơ thể. Cắn miếng thứ hai, răng bạn bắt đầu lên tiếng. Cắn miếng thứ ba, cảm giác buốt đến tận óc bắt đầu xâm chiếm đầu bạn. "Được rồi, kem à, mi thắng rồi, ta sẽ ăn từ tốn".

Buốt váng đầu khi ăn kem? Bạn có bị không?
Buốt váng đầu khi ăn kem? Bạn có bị không?

Thực tế thì chẳng riêng gì kem, bạn ăn bất kỳ thứ gì quá lạnh với tốc độ nhanh thì hiện tượng tương tự cũng sẽ xảy ra. Việc gì đang diễn ra với não của ta vậy?

Não bạn có thực sự đau khi ăn đồ lạnh không?

Yên tâm đi, não của bạn không có bị lạnh đâu. Thậm chí nó còn không cảm nhận được cái lạnh nữa kìa.

Não không tự cảm nhận được cái lạnh hay sự đau đớn, bởi trong não có rất ít thụ cảm của riêng nó. Trên thực tế, các nhà phẫu thuật có thể thực hiện những ca mổ trên não khi bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo mà không cần dùng thuốc mê. Họ chỉ gây tê cho bệnh nhân để họ không cảm nhận được cơn đau từ da đầu, sọ và những mô nằm dưới. Cơn đau tuyệt nhiên không bắt nguồn từ não.

Hãy yên tâm nhé, não bạn không có lạnh đâu.
Hãy yên tâm nhé, não bạn không có lạnh đâu.

Một nhóm các nhà thần kinh học đã định nghĩa cảm giác "buốt đầu" trên như sau: đó là một cơn đau đầu do tiêu hóa hay hít thở những tác nhân kích thích lạnh.

Theo đó, bất kì những thứ gì lạnh (có thể ở dạng rắn, lỏng hay khí) khi đi ngang qua vòm miệng hoặc thành sau của cuống họng (thành sau hầu) có thể gây ra hiện tượng "buốt đầu".

Mối liên hệ với bệnh đau nửa đầu

Những người thường hay bị hiện tượng "buốt đầu" hành hạ thường có xu hướng bị đau nửa đầu.

Cảm giác này có liên hệ với bệnh đau nửa đầu.
Cảm giác này có liên hệ với bệnh đau nửa đầu.

Một nghiên cứu so sánh mức độ thường xuyên bị "buốt đầu" giữa những người mắc chứng đau nửa đầu và những người bị đau đầu chưa rõ nguyên nhân.

Kết quả trong vòng 90s, 74% số người đau nửa đầu cho biết rằng họ bị đau vùng thái dương. Trong khi con số đó ở những người có tiền sử đau đầu là 32%.

Chỉ có 12% ứng viên không có tiền sử đau đầu có những trải nghiệm cảm giác "buốt óc" khi thực hiện thí nghiệm tương tự.

Nguyên nhân do đâu mà bạn bị "buốt đầu" khi ăn kem?

Như đã nói ở trên, đau nửa đầu và cảm giác "buốt đầu" có mối liên hệ với nhau. Điều này đặt ra nghi vấn nguyên nhân giữa 2 hiện tượng này là giống nhau.

Ở người, dây thần kinh sinh ba có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền những thông tin về cảm giác từ đầu đến hệ thần kinh trung ương. Những người thường bị đau đầu khi ăn kem thường có một hệ thần kinh sinh ba quá nhạy cảm (nghĩa là chỉ cần một kích thích cực nhỏ cũng có thể gây ra cơn đau đầu).

Chúng ta có thể nói rằng tất cả những cơn đau đầu đều do sự thay đổi trong hoạt động của hệ thần kinh sinh ba

Điều này được cho là ảnh hưởng của một chất hóa học kí hiệu là CGRP (Calcitonin gene-related peptide) được tiết ra từ các nơ-ron thần kinh sinh ba. CGRP cũng có mối liên hệ trực tiếp với bệnh đau nửa đầu.

Chúng ta có thể nói rằng tất cả những cơn đau đầu đều do sự thay đổi trong hoạt động của hệ thần kinh sinh ba, mặc dù câu hỏi vì sao chúng ta nhận thức được cơn đau tại vùng trước trán và thái dương vẫn còn là một bí ẩn.

Có cách nào để ngăn chặn cảm giác khó chịu này không?

Một cơn "buốt đầu" thường không kéo dài lâu. Do đó một số cách "trị" thông thường sẽ phát huy tác dụng như đưa lưỡi lên vòm miệng chẳng hạn (điều này chắc chắn auto xảy ra khi bạn ăn kem mà bị quá lạnh).

Ăn từ tốn thôi nhé!
Ăn từ tốn thôi nhé!

Mặc dù hiện nay chúng ta vẫn chưa biết chính xác cụ thể nguyên nhân nào gây ra cơn "buốt đầu", vẫn có những cách để giảm thiểu sự xảy ra của hiện tượng khó chịu này.

Một nghiên cứu cho rằng thời gian kéo dài của cơn đau liên quan đến bề mặt tiếp xúc của miệng với tác nhân kích thích lạnh. Vì vậy, nếu muốn tránh bị "buốt đầu" thì hãy ăn kem chầm chậm và cắn từng miếng nhỏ thôi.

Cập nhật: 09/01/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 2.019