Nhìn da đoán bệnh

  •  
  • 2.644

Da con người giống như một bức tường chắn, bảo vệ con người trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Một số bệnh tật có thể được báo trước qua sự thay đổi của làn da.

Màu da

- Da màu trắng bệch, đồng thời răng bị tê, môi miệng, niêm mạc (thông thường là mi mắt) có màu trắng bệch đa số gặp trong bệnh thiếu máu.

Nhưng nếu da đơn thuần màu trắng bệch, nhợt nhạt có trường hợp không nhất định là do thiếu máu mà có thể khi bị giá lạnh kích thích, sống lâu trong bóng tối hoặc làm những công việc ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng làm cho làn da nhợt nhạt.

- Da toàn thân có màu trắng, ngay cả lông cũng trắng là bệnh bạch tạng. Bệnh này là một bệnh da có tính di truyền.

- Da bị vàng, đồng thời, lòng trắng mắt cũng vàng phần lớn là bệnh ở gan, mật, như: viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật.

- Da có màu đỏ là thể hiện hàm lượng hồng cầu cao hoặc có vấn đề về bệnh tim, bệnh gan, bệnh đường ruột.

- Da có màu xanh lam có khả năng mắc bệnh tim hoặc bệnh phổi. Nếu bụng có đường vân màu xanh lam có khả năng tuyến thượng thận bị phì đại (tăng quá mức bình thường).

- Da trở nên đen và thô, thường là tín hiệu nguy hiểm của ung thư dạ dày. Một số bệnh khác thường của tuyến yên, bệnh đái đường. Có khi da cũng trở nên thô ráp và đen.

- Trên da của người già nhất là trên mặt có một số vết chấm màu nâu gọi là nốt đốm da mồi, là tín hiệu báo cho biết cơ thể bị lão suy, nó sẽ tăng lên nhiều theo tuổi tác.

Ngoài ra, nếu người già bỗng nhiên trong một thời gian ngắn mà mọc nhiều nốt đốm da mồi thì phải cảnh giác có thể báo hiệu cơ thể đang ẩn chứa bệnh u ác tính, cần đi bệnh viện kiểm tra ngay.

Mẩn mụn

Mẩn mụn là một trong những triệu chứng quan trọng của bệnh ngoài da hoặc bệnh toàn thân.

- Da có mẩn mụn màu tím có thể thấy ở bệnh giảm tiểu cầu.

- Bề mặt của da và niêm mạc có chấm xuất huyết có vết chấm ứ đọng (dùng ngón tay ấn trên mặt da không bị phai màu) có thể thấy trong bệnh viêm màng não truyền nhiễm.

- Trên da thấy có mẩn mụn sắc tố hình nốt ruồi con nhện (có đặc điểm là ở giữa nốt ruồi có một chấm đỏ, xung quanh chiếu ra có nhiều sợi dây nhỏ màu đỏ đường kính nốt ruồi từ 0,5 - 2cm, dùng vật nhọn cứng và ấn vào giữa nốt ruồi thì mạng nhện sẽ mất ngay, nếu nhấc ra thì mạng nhện lại xuất hiện trở lại. Số lượng nốt ruồi có thể thay đổi tùy người, người ít có vài cái, người nhiều thì vài trăm cái) có thể thấy ở bệnh xơ gan.

- Trên da thấy có phát ban màu hoa hồng (sau khi ấn vào thì phai màu), người bị nặng mẩn mụn có thể chảy máu và có thể rách đến lòng bàn tay, gan bàn chân, hiện tượng này thấy nhiều ở bệnh thương hàn.

- Chỗ nếp nhăn của da thấy có mẩn mụn ngứa, hiện tượng này thường thấy ở bệnh ghẻ lở.

- Mẩn mụn có dạng mụn nhọt đầu tiên thấy ở một chỗ, tiếp theo có các mụn nhọt giống như thế ở chỗ khác, hiện tượng này chứng tỏ lá lách có vấn đề.

- Mẩn mụn dạng nốt ruồi có sắc tố to lên một cách nhanh chóng, biến đổi màu, bên cạnh mẩn mụn có các nốt ruồi vệ tinh nhỏ hơn, thường là tín hiệu của bệnh ác tính.

- Căn cứ vào thời gian xuất hiện những mẩn mụn mà có thể đoán được bệnh đang mắc.

Bệnh thủy đậu thường ngày thứ nhất có mẩn mụn. Bệnh tinh hồng nhiệt phát mụn vào ngày thứ hai sau khi trong người đã phát bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh đậu mùa, bệnh sởi, bệnh sốt phát ban nổi mụn, bệnh thương hàn. Thời gian thấy có nổi mụn lần lượt xảy ra vào ngày thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6 sau khi trong người phát bệnh.

Theo Sức khỏe và Đời sống
  • 2.644