Những kho báu trong truyền thuyết hiện chưa tìm ra

  •   33
  • 12.545

Theo các nhà khoa học, hiện nay trên thế giới còn che giấu nhiều kho báu, được sách sử kể đến, song chưa tìm ra nên cứ tạm coi là kho tàng trong truyền thuyết. Tổng giá trị của chúng ước tính là 900 tỷ đôla. Người ta đã thăm dò đến đâu và tính pháp lý của chúng ra sao?

1. Những kho báu huyền thoại

Kho báu của người Inca

Có rất nhiều kho báu từng được sử sách kể đến nhưng hiện vẫn chưa tìm thấy.
Có rất nhiều kho báu từng được sử sách kể đến nhưng hiện vẫn chưa tìm thấy.

Đã hơn 4 thế kỷ trôi qua, những cuộc tìm kiếm kho báu không lúc nào ngưng nghỉ trên các vùng rừng núi Peru, những cao nguyên cao ngất và những hang động hiểm hóc thuộc dãy Andes vốn là đất nước của những người da đỏ Inca. Theo truyền thuyết, vua của người Inca là Ataualpy bị bọn thực dân Tây Ban Nha bắt làm tù binh. Tên thực dân Pisarro hứa sẽ thả ông ta nếu trong hai tháng hoàng gia gom đủ cho y một số vàng xếp đầy chính căn phòng giam giữ nhà vua.

Hoàng gia đã lấy toàn bộ kho nhà nước và vơ vét khắp nước được 50 mét khối vàng, cùng rất nhiều ngọc ngà châu báu nhưng vẫn chưa xếp đầy gian phòng đó. Thời hạn đã hết. Tên Pisarro treo cổ nhà vua. Nghe tin nhà vua đã chết, những người chở vàng đến, trên lưng 11.000 con lạc đà châu Mỹ (lama) đã mang số vàng ấy cất giấu nơi nào không rõ trên dãy Andes.

Kho báu của Mackena

Truyền thuyết kể là trên ngọn núi Bạch Sơn, nằm không xa thành phố Kenab thuộc bang Utah nước Mỹ có một thung lũng bí mật chất vàng lên đến đỉnh được những người da đỏ khai thác hàng trăm năm giấu đi để khỏi rơi vào tay bọn thực dân Tây Ban Nha. Trong suốt 450 năm qua, rất nhiều đoàn tìm kiếm nhưng chưa ai phát hiện nơi cất giấu này. Trị giá của kho báu ước tính 10 tỷ đôla.

Kho báu của các Hiệp sĩ dòng Đền (Knights Templar)

Kho báu "Các hiệp sĩ nghèo của chúa Kitô" – cái tên thật khiêm tốn – nằm trong toà lâu đài kiên cố Tample ở ngoại vi thành Paris, thế kỷ 13. Dường như chưa ai có thể lọt qua được các pháo đài bởi hệ thống báo động nhạy cảm và dày đặc, cũng như cái chết chờ sẵn. Nhưng không bức tường nào có thể cứu được các hiệp sĩ, khi theo lệnh của vua Philippe, quân đội trang bị đến chân răng tấn công. Ông ta không để yên cho khối vàng rất lớn gom thu từ các cuộc Thập tự chinh kéo dài mấy thế kỷ đưa về cất giấu tại đây. Nhưng khi quân lính chinh phục được Toà lâu đài thì chẳng còn gì hết. Kho báu đã được giấu đi từ bao giờ. Tại đâu? Cho tới nay vẫn là một điều bí hiểm.

Kho báu của các Hiệp sĩ dòng Đền nằm trong toà lâu đài kiên cố Tample ở ngoại vi thành Paris, thế kỷ 13.
Kho báu của các Hiệp sĩ dòng Đền nằm trong toà lâu đài kiên cố Tample ở ngoại vi thành Paris, thế kỷ 13.

Thư viện của Ivan hung bạo

Theo ý kiến của các nhà sử học, thư viện nổi tiếng của Sa hoàng Ivan hung bạo cho tới nay vẫn chưa tìm ra chỉ là một phần nhỏ của kho báu. Giá trị chính của cái thư viện thần thoại là những bản thảo viết tay từ thời Cổ đại viết bằng tiếng Hy Lạp và Latinh. Người ta trông thấy chúng lần cuối cùng tại những căn hầm ngầm dưới điện Kremlin của nữ hoàng Sophia vào năm 1692. Năm 1997, chính phủ Nga đã thành lập một đoàn để tìm kiếm Thư viện này mà chẳng có kết quả gì.

Kho báu của Thành Cát Tư Hãn

Tại nơi mai táng, người ta đã mang đến tất cả khối tài sản vĩ đại của vị đại hãn này để chôn theo. Theo giả thuyết nơi chôn giấu kho tàng này nằm ở vùng Avgrava tại miền Trung của Mông Cổ. Trước khi chết, Thành Cát Tư Hãn yêu cầu xoá sạch mọi dấu vết có thể nhận ra ngôi mộ của ông. Ý nguyện của ông được thực hiện: khi mai táng, người ta lùa đội kỵ binh chạy ngang dọc, cày nát cả một vùng rộng lớn và sau đó giết hết những người thực hiện và chứng kiến.

Đảo giấu vàng

Hòn đảo được mô tả trong cuốn tiểu thuyết Đảo giấu vàng của Stevenson thực ra có tên là Kokos, còn che giấu một kho báu mà cho tới nay vẫn chưa tìm ra. Theo lời đồn đại, bọn hải tặc đã chở đến đây một bức tượng Nữ thần bằng vàng ròng nặng 500kg, có gắn nhiều viên ngọc các loại mà chúng cướp từ Peru. Theo các tài liệu, trên đảo này còn có cả một kho tàng nữa gồm 50 chiếc hòm chứa đầy các đồ thờ cúng, được trang trí bằng 600 viên hồng ngoc rất lớn, 200 viên ngọc bích và kim cương, 9.000 đồng tiền vàng đúc tại Mexico.

2. Những di vật vô giá tìm được mới đây

Năm 2005: Trên đảo Mac-a-Tierra, Chilê (đảo Robinson Crusoe) người ta đã tìm thấy những loại tiền cổ bằng vàng và những bức tượng thờ rất quý hiếm của người Inca, tổng cộng trị giá 10 tỷ đôla. Nhóm tìm kiếm kho báu do Công ty Wagner tài trợ đã tuyên bố sở hữu những đồ vật họ tìm được.

Trên đảo Mac-a-Tierra, người ta đã tìm thấy những loại tiền cổ bằng vàng và những bức tượng thờ rất quý hiếm của người Inca
Trên đảo Mac-a-Tierra, người ta đã tìm thấy những loại tiền cổ bằng vàng và những bức tượng thờ rất quý hiếm của người Inca.

Năm 2003: Tại Florida, những người tìm kiếm kho báu đã vớ được một khối ngọc bích màu xanh lá cây sẫm, khối lượng trên 40 karat, trị giá trên 1 triệu đôla tại nơi một chiếc tàu chiến của Tây Ban Nha mang tên Santa Margarita, bị chìm gần 4 thế kỷ trước.

Năm 2003: Từ đáy của Đại Tây dương người ta đã trục vớt chiếc tàu của nước Cộng hòa S.S. bị chìm năm 1865 chuyên chở 180 triệu đôla tiền kim loại, với mục đích dùng để khôi phục lại các nước Cộng hòa ở Nam Mỹ sau cuộc nội chiến trong thời gian 1861-1865.

Năm 2002: Công ty thăm dò địa chất Anh Subsea Explorer Ltd. Đã phát hiện nơi chìm đội tàu của Oliver Cromwell trên bờ biển Scotland. Trị giá của kho báu chìm theo tàu được đánh giá là 3 tỷ đôla.

Năm 1985: Một người thợ lặn Mỹ là Melville Fischer đã trục vớt được từ con tàu đắm của Tây Ban Nha một lượng đá quý, vàng và bạc trị giá 400 triệu đôla.

3. Phân chia quyền lợi

Theo Luật pháp của Liên bang Nga, nếu không có thỏa thuận trước thì kho báu tìm thấy sẽ chia đôi, giữa người sở hữu mảnh đất có kho báu và người tìm ra nó. Nếu người sở hữu đất có những thông tin chính xác là có những gì trong kho báu ấy thì được hưởng toàn bộ. Nếu di vật tìm thấy có ý nghĩa lịch sử hoặc văn hóa thì các di vật ấy phải giao cho nhà nước có bồi thường. Người chủ sở hữu mảnh đất và người khai quật được chia đôi số tiền nhà nước bồi thường.

Luật của Pháp cũng là chia đôi kho báu tìm được giữa người sở hữu mảnh đất và người có công tìm kiếm được.

Theo Luật quốc tế, nước nào là chủ của những con tàu chìm đều được hưởng một nửa trị giá của kho báu.
Theo Luật quốc tế, nước nào là chủ của những con tàu chìm đều được hưởng một nửa trị giá của kho báu.

Còn Anh thì khác. Có những giới hạn chặt chẽ: bất cứ sự phát hiện nào cũng phải thông báo cho Hội đồng khảo cổ học Anh. Thông tin sau đó được chuyển cho các nhà khoa học. Trong 2 tuần, việc khai quật kho báu sẽ được triển khai với sự tham gia của cảnh sát để đánh giá do một Hội đồng gồm các Viện bảo tàng và các nhà sưu tầm cổ vật. Nếu các Viện bảo tàng không cho rằng những thứ đào được có ý nghĩa lịch sử hoặc văn hóa, thì cá nhân mới được phép khai quật.

Tại CHLB Đức quyền khai thác kho báu thuộc về người chủ sở hữu đất. Chỉ một số đất thuộc Liên bang thì chịu sự quản lý của chính quyền địa phương.

Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua việc thám hiểm và khai thác các kho báu một cách cụ thể. Những gì nằm ngoài khơi cách vùng lãnh thổ 3 hải lý đều thuộc về quyền của Nhà nước. Những chiếc tàu chìm ở vùng này là tài sản quốc gia. Bất cứ hoạt động liên quan nào đều phải được phép của chính quyền.

Theo Luật quốc tế, nước nào là chủ của những con tàu chìm đều được hưởng một nửa trị giá của kho báu. Sau đó, việc phân chia được tiến hành theo thỏa thuận giữa nước có vùng lãnh hải (mà tàu chìm) và công ty trục vớt.

Cập nhật: 14/03/2017 Theo Vietnamnet
  • 33
  • 12.545