Những thực tế khoa học bị lầm tưởng (P2)

  •  
  • 4.081

Trong bài viết này, xin tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc một số sự thật chúng ta đã bị nhầm lẫn trong suốt một thời gian dài. Có những chuyện cứ ngỡ là hiển nhiên, nhưng thật ra lại mờ ảo, sai lầm. Có những chuyện ngỡ là đã hiểu rõ tường tận, thì kết quả có khi vẫn cứ là nhầm lẫn. Chuyện trên đời cứ thế mà tiếp diễn, khó có thể đoán định, khó có thể bảo đảm đúng sai.

>>> Những thực tế khoa học bị lầm tưởng (P1)

1. Các phần khác nhau trên lưỡi cảm nhận những mùi vị khác nhau

Những gai vị giác trên lưỡi.
Những gai vị giác trên lưỡi.

Từ rất lâu rất lâu trước đây, trong các lớp học về sức khỏe, các học viên vẫn được dạy rằng, các phần khác nhau trên lưỡi đảm nhận vai trò phân biệt các mùi vị khác nhau. Phía đầu lưỡi nhận biết được vị ngọt, hai bên lưỡi phát hiện ra vị mặn, cuối lưỡi là vị cay đắng, khu vực trung tâm chính là xác định vị chua. Những hiểu biết này đã được giới khoa học công nhận rộng rãi trong suốt một thời gian dài.

Lưỡi

Tuy nhiên, có một loại hương vị mà tất cả các phần trên lưỡi đều có thể cảm nhận được, đó là vị umami. Trong một thời gian dài, các nhà khoa học vẫn tranh cãi rằng liệu umami có thực sự là một vị cơ bản hay không; nhưng vào năm 1985, tại Hội thảo khoa học quốc tế về vị Umami lần đầu tiên được tổ chức ở Hawaii (Hoa Kỳ), thuật ngữ Umami chính thức được công nhận là thuật ngữ khoa học. Mặc dù umami được miêu tả là có vị ngọt của thịt, với cảm giác vị kéo dài, gây tiết nước bọt và lan tỏa khắp lưỡi, nhưng vẫn không dễ để các dịch giả dịch từ “umami” đúng nghĩa ra các ngôn ngữ khác. Do vậy, từ umami vẫn được giữ nguyên trong tất cả các ngôn ngữ phổ biến, mà trong đó phải kể tới tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp… Các phần khác nhau trên lưỡi đều cảm nhận được vị Umami này. Do đó, không phải, các phần khác nhau trên lưỡi cảm nhận những mùi vị khác nhau như chúng ta đã biết nữa.

2. Máu trên tĩnh mạch màu xanh

Máu màu đỏ, không phải xanh.
Máu màu đỏ, không phải xanh.

Chuyện này quả thật rất khó tin, nhưng vẫn có người băn khoăn, hẳn bên trong tĩnh mạch có máu màu xanh thì chúng ta mới thấy nhiều mạch máu màu xanh hay tím như vậy xuất hiên trên da. Thật ra, mọi chuyện cũng không phải quá phức tạp. Máu của bạn vẫn là màu đỏ, dù ở bất kỳ vị trí nào. Màu xanh hay tím mà bạn nhìn thấy trên da là do điều kiện ánh sáng, hoặc chính là biểu hiện ban đầu của bệnh suy tĩnh mạch. Các tĩnh mạch mạng nhện màu xanh tím có thể nhìn thấy trực tiếp trên da, đây chính là biểu hiện giai đoạn đầu của bệnh tĩnh mạch. Chính vì vậy, nếu thấy trên cơ thể xuất hiện các mạch máu màu xanh tím, hãy cẩn thận và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Cẩn tắc vô ưu! Màu xanh không phải do máu màu xanh, mà là biểu hiện của bệnh tật.

Bệnh suy tĩnh mạch: chẩn đoán sớm vẫn tốt hơn.
Bệnh suy tĩnh mạch: chẩn đoán sớm vẫn tốt hơn.

3. Tắc kè hoa thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường xung quanh

Khi nhắc đến tắc kè hoa, chúng ta không thế không nhắc tới khả năng phóng lưỡi với tốc độ chóng mặt, khả năng bơi lội của loài động vật này. Thế nhưng, khả năng nổi bật nhất của tắc kè hoa khiến mọi người chú ý, có lẽ chính là khả năng biến đổi màu sắc. Tuy nhiên, việc tắc kè hoa thay đổi màu sắc không có liên quan mật thiết tới việc ẩn thân lẫn vào môi trường xung quanh để trốn tránh kẻ thù như chúng ta đã nghĩ. Theo các nhà khoa học, màu sắc của tắc kè hoa thay đổi là do sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm không khí… Nhưng yếu tố quan trọng hơn dẫn tới sự thay đổi màu sắc, chính là sự thay đổi tâm lý, cảm xúc của tắc kè hoa. Khi tắc kè hoa giận dữ, lo lắng hay sợ hãi bị tấn công, nó sẽ chuyển màu.

Bạn có thấy chú tắc kè hoa?
Bạn có thấy chú tắc kè hoa?

Nhiều khi thay đổi màu sắc cũng là cách giao tiếp của tắc kè hoa với nhau, đó có thể là thông điệp chào mời bạn tình, hay cảnh báo kẻ thù. Để trở thành loài bò sát nổi tiếng với khả năng biến màu, tắc kè hoa phải nhờ tới chromatophores. Chromatophores là những tế bào sắc tố đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi màu sắc của loài bò sát này. Chúng ta cũng có thể tìm thấy chromatophores trên da của một số loài cá. Những màu sắc mà tắc kè hoa hay biến đổi theo là màu xanh lục của lá cây hay màu nâu của thân cây. Dù là hai màu chủ đạo nhưng chính trong các màu này cũng có sự khác biệt về độ nhạt đậm, sáng tối. Mỗi màu sắc mà tắc kè hoa chưng diện trên người quả thật cũng rất thu hút, độc đáo và đa dạng. Tắc kè hoa qủa rất xứng đáng với cái tên bậc thầy hóa trang trong giới động vật.

Còn rất nhiều những sự thật khác đang tồn tại mà vẫn bị nhiều người hiểu lầm. Con người vẫn luôn có rất nhiều câu hỏi muốn giải đáp, muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh. Chúc mỗi bạn đọc sẽ ngày càng trau dồi thêm nhiều kiến thức mới mẻ và thú vị đó.

Theo Genk
  • 4.081