Những môn thể thao và trò tiêu khiển ghê rợn nhất lịch sử

  •   4,38
  • 18.040

Cho nô lệ đánh nhau với sư tử, hổ, hay thậm chí là chó dữ,... bạn sẽ phải rùng mình với những trò tiêu khiển chết người này!

1. Trò chơi tử thần


Đấu sĩ chiến đấu với sư tử.

Đây là trò tiêu khiển vô cùng thịnh hành thời kỳ La Mã. Có thể bạn cũng từng xem qua trong các cảnh phim tương tự rồi đấy!

Trò chơi vô cùng bạo lực và tàn khốc được tổ chức rất quy mô tại đấu trường La Mã với khán giả đông nghẹt dù đầy cảnh máu me chết chóc. Họ hô hào, phấn khích trước sự đổ máu của người “chơi”.


Thú dữ đấu với người luôn được người xem thích thú.

Trò chơi này được coi là trò tiêu khiển tàn bạo nhất trong lịch sử và kéo dài hàng trăm năm. Người chơi được gọi là các võ sĩ giác đấu (đấu sĩ), họ xuất thân là những nô lệ, tù nhân chiến tranh, tội phạm... và bị ép phải tham gia trò chơi tử thần này.


Cuộc chiến giữa người và hổ.

Trong đó đáng sợ nhất là hình thức thi đấu giữa các đấu sĩ với các loại thú dữ (sư tử, hổ,…). Họ chỉ được trang bị vũ khí đơn giản và phải đấu tranh sinh tồn hoặc là chết trong môi trường này.


Con người và thú đấu tranh sinh tồn.

Một cuộc chiến sinh tồn thật sự đáng sợ lại được coi là thú vui bậc nhất (như bóng đá bây giờ vậy)!

Tuy là trò tiêu khiển nhưng cái giá của nó là vô cùng đắt, đổi bằng chính sinh mạng người chơi. Trong một cuộc chiến chỉ có thể có một người thắng cuộc, do đó họ phải chiến đấu tới chết.


Luôn có kẻ phải chết.

Phần thưởng cho kẻ chiến thắng chỉ là chút vàng bạc và danh vọng, nhưng họ sẽ lại phải lao vào cuộc chơi khác và đến một lúc nào đó sẽ lại trở thành kẻ bại trận.

Một trò chơi man rợ mua vui cho các bậc đế vương và lớp quý tộc khiến chúng ta cảm thấy nổi da gà.

2. Cricket của người Viking


Tộc người Viking là tộc người hung dữ và hiếu chiến nhất thế giới.

Đây là một trò chơi của tộc người Viking, tộc người nổi tiếng với sự hung bạo nhất lịch sử. Do đó trò tiêu khiển của họ cũng ghê rợn không kém.


Các đấu sĩ Viking.

Trò chơi này cũng gần giống luật chơi của trò cricket ngày nay, chỉ có điều người thua cuộc sẽ bị kẻ thắng tước đoạt sinh mạng.


Trò chơi này cực kỳ nguy hiểm và người thua sẽ phải mất mạng.


Có một câu chuyện kể về 2 chiến binh Egil và Thord khi thi đấu với Skallagrim tới 1 ngày và cạn kiệt sức lực, họ bị giết ngay sau đó.

3. Ullamaliztli của người Aztec


Một trận đấu bóng.

Nền văn minh Aztec luôn ẩn chứa những điều bí ẩn cho tới tận ngày nay, nền văn hóa này cũng tồn tại một trò chơi vô cùng đáng sợ do chính người Aztec nghĩ ra: Ullamaliztli.


Người chơi cố gắng đưa bóng vào đích.

Môn chơi này gần giống với bóng rổ, hay bóng đá ngày nay, mỗi đội (2 tới 5 người) phải đưa một quả cầu qua một vòng tròn cố định.


Họ dùng hông và khuỷu tay thay vì chân và tay.

Do luật chơi đơn giản nên người chơi thường ‘thoải mái” sử dụng cách của mình miễn sao đưa quả cầu tới đích. Vì vậy đôi khi cái giá của nó chính là sinh mạng của người chơi.


Một sân đấu bóng của người Aztec.

Nó còn dùng để người chơi đánh cược mạng sống (nhằm tìm đội thua cuộc để…tế thần). Môn thể thao này được phổ biến rộng rãi ở châu Mỹ lúc bấy giờ. Rất nhiều bộ lạc hay thậm chí người Maya cũng thích thú với nó.

4. Chơi bóng thời Trung Cổ


Trò chơi đầy rủi ro thời Trung Cổ.

Trò chơi này cũng rất giống một số trò chơi ngày nay khi 2 đội sẽ cố gắng dành một quả bóng, nhưng do không có luật lệ rõ ràng về số lượng mỗi đội và luật chơi nên thường dẫn đến tranh dành thô bạo tới mức có thể gây chết người.

Khung thành còn xa tới 3,2 km, do đó người chơi phải vô cùng khó khăn mới có thể đưa bóng về đích, những tai nạn đáng tiếc thường xảy ra khi họ dẫm đạp và tranh cướp bóng.


Thời Trung Cổ là thời kỳ “đen tối” của lịch sử loài người. Cuộc sống giống như địa ngục thời kỳ này.

Một môn thể thao khá nguy hiểm và đầy bạo lực đúng không nào?

Ngoài ra thời kỳ này còn xem tra tấn người là một thú vui của các bậc quý tộc điên rồ. Họ nghĩ ra mọi hình thức tra tấn man rợ và khủng khiếp nhất và lấy sự đau đớn của người khác làm thú tiêu khiển!

Các hình thức tra tấn như thả nạn nhân xuống hồ cá chình Moray đẻ nó xé xác và ăn thịt cũng được xem là thú vui tao nhã lúc bấy giờ!

Vào thế kỷ thứ 6 TCN, bạo chúa Hy Lạp - Phalaris thường quay chín tù nhân trong Brazen Bull. Brazen Bull là một con bò bằng đồng, có cửa bên hông hoặc trên lưng được thiết kế bởi Perillos tại Athens

Tiếng thét thảm thiết của nạn nhân sẽ nghe giống tiếng bò rống và khiến những kẻ quý tộc thích thú.


Một hình thức tra tấn làm thú vui đáng sợ.

Nạn nhân sẽ được đưa vào bụng bò và bị nướng chín bên trong, và với thiết kế đặc biệt, những tiếng thét đau đớn của tù nhân sẽ giống tiếng bò rống.

5. Polo đầu người của Mông Cổ


Người Mông Cổ sử dụng các trò chơi làm cách tập luyện kỹ năng chiến đấu và đoàn kết.

Thật đáng sợ khi một môn thể thao lại dùng... đầu người làm bóng, Khác với trò Polo ngày nay và một số nơi khác (dùng bóng hay đầu dê để làm bóng) môn chơi này trở thành trò tiêu khiển của lính Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn.


Trò chơi này rất thịnh hành thời Thành Cát Tư Hãn và dưới hình thức đáng sợ hơn nhiều nơi khác.

Họ khiến nó trở nên đáng sợ khi dùng đem các tù binh ra chém đầu làm... bóng! Trò chơi man rợ không dừng lại tại đó, nếu trong lúc chơi quả bóng "đầu lâu" bị hỏng. Một "quả bóng" mới sẽ phải thay thế.


Quân Mông Cổ là đội quân tinh nhuệ và hiếu chiến nhất lúc bấy giờ.

Đây được xem là trò tiêu khiển ưa thích của những lính Mông Cổ, giúp họ rèn luyện kỹ năng chiến đấu và khẳng định bản thân.


Một doanh trại của lính Mông Cổ.

6. Kéo da

Trò chơi có hình thức giống như trò kéo co. Tuy nhiên, thay vì người chơi dùng một chiếc dây thừng thì họ dùng những tấm da động vật. Và người chơi là những tên cướp biển.

Kéo da
Người chơi trò này là những tên cướp biển.

Những tên cướp biển luôn gắn với những cảnh giết người, đốt nhà và hiếp dâm. Vì vậy, trò kéo da diễn ra bên cạnh ngọn lửa rừng rực mà những tên cướp biển đốt làng họ vừa cướp bóc. Người thắng cuộc có quyền cướp bóc và hiếp dâm những người phụ nữ trong làng, còn những người thua cuộc bị ném vào ngọn lửa đốt làng.

7. Võ Pankration

Dù người Hy Lạp cổ đại luôn cho rằng, họ là những người tạo ra nền văn minh phương Tây rực rỡ, nhưng họ cũng sáng tạo ra môn thể thao “tàn bạo” được gọi là Pankration. Môn thể thao này khá giống với môn MMA (Mixed Martial Arts là môn thể thao mang tính đối kháng toàn diện, cho phép sử dụng tất cả các đòn thế từ các võ phái khác nhau, miễn là đánh bại đối phương).

Võ Pankration
Môn võ này gần như không có luật, ngoại trừ không được cắn nhau và móc mắt đối thủ.

Tuy nhiên, võ Pankration lại gần như không có luật, ngoại trừ không được cắn nhau và móc mắt đối thủ, không có vòng đấu, không có thời gian nghỉ trong trận và chỉ có thể đánh đối thủ gần như chết. Nếu đối thủ mà bạn đang thi đấu vô tình chết trong trận đấu thì bạn bị tước quyền thi đấu và người chết sẽ được tuyên bố chiến thắng.

Hơn nữa, theo đúng tinh thần thượng võ của người Hy Lạp cổ xưa, những người tham gia thi đấu phải trong tình trạng “nude”. Chính vì vậy mà dẫn tới những đòn khóa tai hại chết người.

8. Cuộc đấu của những người thuyền chài

Hai đội các chàng trai sẽ chèo thuyền ra sông Nile và dùng mái chèo đánh bại những thứ “rác rưởi” trên đường đi giống những đấu sĩ La Mã. Nếu họ chết có nghĩa là họ thua.

Cuộc chiến của những người thuyền chài
Môn thể thao này đổ máu rất nhiều do họ còn gặp cả hà mã lẫn cá sấu.

Tất nhiên, có rất nhiều nguy hiểm rình rập các chàng trai trên đường như hà mã mà chỉ được dùng các mái chèo bằng gỗ. Môn thể thao đổ máu rất nhiều do họ còn gặp cả cá sấu. Tuy nhiên, cá sấu lại là con vật linh thiêng ở Ai Cập cổ đại nên họ chỉ còn cách hiến dâng mình cho cá sấu ăn thịt. Bởi vì, nếu họ chống chọi lại với cá sấu bằng mái chèo, họ sẽ phải nhận hình phạt bằng dùi cui cho tới chết. Nếu muốn sống, các chàng trai chỉ có thể chạy thoát bằng cách bơi nhục nhã vào bờ. Phần thưởng cho đội thắng cuộc là sự phục vụ của nhiều phụ nữ ăn diện những bộ trang phục mới nhất, trong đó có cả những bộ trong suốt.

9. Naumachia

Naumachia
Những trận chiến được dựng lại từ những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử.

Người La Mã gọi trò này là naumachia (được dịch là naval warfare thủy chiến) do trò chơi diễn ra ở một khán đài vòng có nước và tàu chiến như thật. Những trận chiến được dựng lại từ những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử. Số lượng người tham gia có thể lên đến hàng nghìn người như một trận chiến thật sự.

Không giống như chiến trường, trò chơi không có gì để thấm máu chảy trên các khoang tàu. Vì vậy, máu cứ chảy tràn ra ngoài các con tàu. Người xem nhìn các “người chơi” trượt ngã trên máu của họ. Việc tìm vài nghìn người sẵn sàng chơi trò bạo lực như vậy quả không hề dễ chút nào. Vì vậy, phần lớn trong số người tham gia là nô lệ chết vì thú tiêu khiển của con người.

Cập nhật: 24/10/2019 Theo Trí Thức Trẻ/Kienthuc
  • 4,38
  • 18.040