Nicolas Copernic - Câu hỏi từ trong vườn nho

  •  
  • 1.671

Nicolas Copernic sinh ra tại thành Torun xinh đẹp của Ba Lan ngày 19 tháng 2 năm 1473

Hồi còn nhỏ, mỗi tối sau khi ăn cơm xong Copernic em thường cùng anh chạy ra vườn nho hóng mát. Gió đêm mát rượi đem theo mùi hương thơm ngọt dịu của những chùm nho làm cho người ta có cảm giác dễ chịu, với Copernic em điều này giống như đồng thoại vì nó thật hấp dẫn, nhưng hấp dẫn hơn nữa là được ngắm nhìn hằng hà sa số những chùm sao, những vì sao đang chớp chớp những con mắt thần bí nhìn em

Người làm vườn già ngồi bên tấm phản vừa hút thuốc vừa kể cho mấy anh em nghe những mẩu chuyện về các vì sao trên trời. Nào là sao Bắc đẩu, Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, còn có cả Nhân mã, Mao hộ,... Từ trong nước đến nước ngoài những câu chuyện ông kể nhiều như những chùm nho, Copernic rất lấy làm khâm phục, không kìm được tính tòm mò hỏi ông:

- Ông làm sao biết được nhiều thế?

- Không biết nhiều, ông làm sao trồng được nho?

- Sao trên trời và nho trong vườn thì có quan hệ gì ạ? - Copernic anh cảm thấy lạ hỏi lại.

- Sao lại không có quan hệ? Các ngôi sao nói với ông sự thay đổi của thời tiết khi nào trời nắng, khi nào trời mưa, khi nào có gió bão,... Dựa vào đó ông biết mà lo tưới nước, thoát nước, chống gió bão... chứ.

Copernic nghe say sưa

Trong nhà quá nóng, thầy hiệu trưởng nhà kề bên cũng ra vườn nho, ông lặng lẽ đứng cạnh ông lão làm vườn, chăm chú nghe mọi người nói chuyện.

- Chào thầy hiệu trưởng!- hai anh em Copernic nhìn thầy hiệu trưởng cùng chào.

- Các em đã biết rất nhiều rồi đấy! - thầy hiệu trưởng trầm ngâm một lát rồi nói:

- Thầy muốn nêu một câu hỏi cho hai anh em, xem ai nói đúng nhé?

- Câu hỏi gì ạ? - Copernic em nhanh nhảu hỏi.

- Trái đất tròn hay vuông? - thầy hiệu trưởng nhìn hai anh em cười vui - "Xem thử hai anh em ai nói đúng?"

Copernic anh giành lấy trả lời: - Thưa vuông, chữ nhật ạ!

- Tục ngữ nói: Trời tròn đất vuông mà! - Ông lão làm vườn cho rằng trái đất vuông.

- Còn Copernic thì sao?

Copernic em nhổm dậy, vò đầu bứt tai, không nói được. Thầy hiệu trưởng võ vai em nói:

- Không trả lời được không sao, ngày mai nghĩ ra nói cũng được!

Thầy hiệu trưởng đi rồi, Copernic vẫn lặng lẽ, cậu em đắm chìm trong suy nghĩ.

Đến ngày hôm sau Copernic em vẫn không nghĩ ra. ngày thứ hai rồi đến ngày thứ ba, thời gian cứ trôi đi, câu hỏi vứ lởn vởn trong đầu Copernic.

Thời gian trôi đi thật nhanh, chẳng bao lâu Copernic đã trở thành một thanh niên, bắt đầu vào Đại học. Hôm đó đứng bên bờ biển Copernic lại nhớ đến câu hỏi của thầy hiệu trưởng. Thời tiết thật đẹp, trên trời xanh biếc không một gợn mây, mặt trời hồng treo lơ lửng trên đầu, gió lặng mặt biển yên tĩnh, Copernic đắm nhìn ra chân trời xa xăm. Trước mặt ông từng chiếc tàu lướt đi, càng đi càng xa dần. Bỗng nhiên Copernic thấy gì nhỉ, ông chớp chớp mắt, tập trung quan sát những con tàu rời đi về phía trước, càng đi càng nhỏ lại, rồi mất hút vào xa xăm, nhưng khi tàu đã khuất thì ông vẫn còn nhìn thấy thoáng những chiếc cột buồm. Tại sao lại như vậy? Ông mải miết suy nghĩ quên hết vạn vật xung quanh.

Ông nghĩ về những tưởng tượng khi còn nhỏ về trái đất với đủ các hình dạng của ông, nghĩ đến các loại suy diễn và luận chứng về hình dáng trái đất của người xưa được ghi chép trong sử sách, các dòng suy nghĩ trăn trở trong ông. Bỗng nhiên, một tia sáng lóe lên trong đầu Copernic, những suy nghĩ rối bời trong ông bỗng rõ ràng mạch lạc trở lại, con tàu khuất đi trong tầm mắt nhìn trước cột buồm của nó, đây chẳng phải là một minh chứng trái đất hình tròn sao? Copernic vui mừng reo lên:

- Tôi biết rồi, tôi tìm ra câu trả lời rồi.

Mọi người xung quanh đều quay lại nhìn ông đầy vẻ ngạc nhiên, lúc đó ông mới bừng tỉnh ngộ và vội vã trở về viết thư cho thầy hiệu trưởng nói câu trả lời của mình. Để quan điểm của mình có sức thuyết phục ông còn nghĩ cách đặt vật sáng dễ nhìn lên cột buồm để cho mọi người nhìn rõ: Khi tàu đã đi xa bờ, điểm sáng trên cột buồm thấp dần, cuối cùng khuất hẳn và khi tàu đi về phía bờ biển, điểm sáng xuất hiện trước, sau đó mới thấy tàu.

Câu hỏi vương vấn trong đầu Copernic bấy lâu nay đã có lời giải.

------------------------------------------------------------
Trở lại: "Nicolas Copernic (1473 - 1543) Nhà lý thuyết thiên tài: thuyết Vũ trụ Nhật Tâm"
Đón đọc: "Nicolas Copernic - Sự hủy diệt tác phẩm vĩ đại"

H.T sưu tầm
  • 1.671