Nồng độ tinh trùng đàn ông Pháp giảm sút nghiêm trọng

  •  
  • 1.193

Nồng độ tinh trùng của đàn ông Pháp giảm giữa năm 1989 và 2005, theo một nghiên cứu mới cũng cho thấy có ít tinh trùng bình thường hình thành trong tinh dịch người Pháp hiện đại.

Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu lớn nhất để tìm ra một sự suy giảm chất lượng tinh trùng, một mối quan tâm toàn cầu. Các báo cáo từ một số ngân hàng tinh trùng, cùng với một số nghiên cứu khoa học, phần lớn là của các nước phát triển, cho thấy một điều gì đó không ổn với những vận động viên bơi lội bé nhỏ này. Tuy nhiên, với các dữ liệu không đầy đủ từ trước năm 1950 và các phép đo không phù hợp trên toàn thế giới, gây khó khăn để biết chắc chắn liệu tinh dịch thực sự đang suy giảm hay không.

Nghiên cứu mới, được công bố ngày 4/12 trong tạp chí Human Reproduction, là kết quả nghiên cứu trên hơn 26,600 đàn ông trong một khoảng thời gian kéo dài hơn 15 năm.

"Theo hiểu biết của chúng tôi, đó là nghiên cứu đầu tiên về sự suy giảm nói chung của nồng độ tinh trùng và hình thái quy mô của cả toàn bộ một quốc gia trong một thời gian đáng kể", các tác giả viết. "Điều này đưa ra một cảnh báo sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Mối liên kết với môi trường một cách đặc biệt cần phải được xác định".

Nồng độ tinh trùng đàn ông Pháp giảm sút nghiêm trọng

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mẫu tinh trùng của những người đàn ông đã đến phòng khám khả năng sinh sản vì vấn đề khả năng sinh sản của người vợ hoặc bạn gái của họ. Nói cách khác, chính những người đàn ông này không có vấn đề gì về khả năng sinh sản.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy trong khoảng thời gian 17 năm, nồng độ tinh trùng trong tinh dịch giảm trung bình 32,2%, với tốc độ giảm khoảng 1,9% mỗi năm. Điều đó tương đương với mức giảm từ 73,6 triệu tinh trùng trên mỗi ml tinh dịch vào năm 1989 với mỗi người đàn ông 35 tuổi tới nồng độ 49,9 triệu tinh trùng trong một mililit trong năm 2005. (Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, một người đàn ông với 15 triệu tinh trùng trong một mililit hoặc cao hơn là có khả năng sinh sản bình thường).

Nghiên cứu cũng phát hiện ra số lượng tinh trùng khỏe mạnh, hình dạng bình thường cũng giảm 33,4% trong cùng một khoảng thời gian. Các nhà nghiên cứu cho biết, một phần của con số đó có thể là do những tiến bộ về cách đo hình dạng tinh trùng, nhưng công nghệ cải tiến không thể giải thích toàn bộ sự suy giảm nói trên.

Các nghiên cứu ở Anh trước đó đã từng công bố số lượng tinh trùng tại các nước phát triển đã giảm một nửa từ năm 1938 đến năm 1990. Ngân hàng tinh trùng của Israel đã báo cáo gần đây đàn ông có chất lượng tinh trùng kém hơn, mặc dù những quốc gia khác, chẳng hạn như Đan Mạch, họ đã không tìm thấy sự giảm số lượng tinh trùng hoặc chất lượng tinh trùng, theo các nghiên cứu được thực hiện trên quần thể nam giới.

Kết quả của người Pháp không thể khái quát hóa cho các quốc gia khác, các nhà nghiên cứu cho biết, nhưng những kết quả này là nguyên nhân để cảnh báo. Khi một người đàn ông có số lượng dưới 55 tế bào tinh trùng trong một mililit, nó có thể mất nhiều thời gian hơn cho một đôi vợ chồng thụ thai, nhà nghiên cứu Joëlle Le Moal, một nhà dịch tễ học sức khỏe môi trường tại viện nghiên cứu Institut de Veille Sanitaire tại Saint Maurice, Pháp, cho biết trong một tuyên bố.

Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng có thể bao gồm các hóa chất gây ảnh hưởng nội tiết, các hóa chất này gây ảnh hưởng đến các hormone của cơ thể, thay đổi biểu sinh (không thay đổi trong hệ gene, nhưng thay đổi trong quy định của bộ gene, có thể được truyền qua nhiều thế hệ), và béo phì.

Le Moal cho biết bà hy vọng cảnh báo của nhóm nghiên cứu của bà sẽ thúc đẩy nghiên cứu và giám sát số lượng tinh trùng trên cấp độ quốc tế. Bà và nhóm nghiên cứu của mình đang lên kế hoạch để thực hiện một hệ thống giám sát tại các bệnh viện ở Pháp.

"Ví dụ của chúng tôi có thể giúp các nước khác để thực hiện các hệ thống của mình", Le Moal nói. "Hệ thống giám sát quốc tế có thể là một ý tưởng tốt để hiểu những gì đang xảy ra trên kết quả sinh sản của con người trên khắp thế giới, và đánh giá các hành động y tế công cộng trong tương lai".

Cập nhật: 06/01/2016 Phạm Thị Bích Thu (Livescience)
  • 1.193