Nuôi được nội quan ngay trong cơ thể sống của chuột

  •  
  • 409

Trước đây, các nhà nghiên cứu đã nuôi cấy thành công nội tạng của động vật trong phòng thí nghiệm, nhưng quá trình trên vẫn chưa thể được áp dụng trong cơ thể sinh vật sống vốn vô cùng phức tạp và khó kiểm soát.

Tuy nhiên, nhóm các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh đã lần đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công điều đó. Theo đó, nhóm đã nuôi cấy thành công tuyến ức ngay trên cơ thể của một cá thể chuột bằng cách "tái lập trình" gene trong các tế bào mô tái sinh và kết hợp chúng với những tế bào hỗ trợ.

Theo chia sẻ của nhóm nghiên cứu thì quá trình nuôi cấy không đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của màng ối nuôi tế bào hoặc bất cứ thủ thuật nào khác để kích thích sự phát triển. Thao tác thực hiện chỉ đơn giản là đưa các tế bào vào cơ thể chuột và chờ đợi. Thậm chí, quá trình thực hiện cũng diễn ra hết sức suôn sẻ và không vấp phải bất cứ trở ngại nào. Kết quả cho thấy, tuyến ức phát triển hoàn chỉnh với kích thước đầy đủ và hoàn toàn có chứa các tế bào T, một phần của hệ thống miễn dịch. Kết quả này khác với các nghiên cứu trước đây, vốn chỉ có thể tạo ra các nội quan chưa trưởng thành hoàn toàn.

Nuôi được nội quan ngay trong cơ thể sống của chuột
Tuyến ức - Một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống miễn dịch​

Theo các nhà nghiên cứu, việc áp dụng thành công kỹ thuật tái tạo nội quan trên chuột sẽ mở ra hy vọng mới để áp dụng cho con người. Tuy nhiên, đây chỉ là thành công bước đầu vì như ta đã biết, tuyến ức chỉ là một trong các nội quan đơn giản nhất có mặt ở nhiều loài động vật khác nhau. Vấn đề là nếu được áp dụng cho con người với kích thước nội quan lớn hơn, cấu trúc và phương thức hoạt động cũng phức tạp hơn đòi hỏi cách tiếp cận trên cần phải được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.

Dù hiện tại, phương pháp nuôi cấy nội quan của các nhà nghiên cứu tại Edinburgh chỉ mới thử nghiệm thành công trên chuột và chưa thể tạo ra tim hoặc phổi ngay cho con người. Nhưng rõ ràng, chúng ta có quyền hy vọng về một ngày mai tương sáng, khi mà những người bị ung thư không cần phải chờ đợi trong thời gian dài để tìm được người hiến tạng thích hợp, những người đã hoàn toàn mất đi hệ miễn dịch (điển hình như những người ghép tủy) có thể tái tạo lại một cách nhanh chóng.

Theo Tinh Tế
  • 409