Phát hiện hóa thạch tôm khổng lồ, răng sắc như dao cạo

  •   4,54
  • 3.686

Một sinh vật khổng lồ thời tiền sử có hình dáng giống như con tôm từng "khủng bố" các đại dương hơn nửa tỷ năm trước vừa được phát hiện bởi các nhà khoa học.

Quái thú đáng sợ này được gọi là anomalocaridids sống ở kỷ Cambri, giai đoạn hệ thái phức tạp bắt đầu được hình thành. Một con anomalocaridids trưởng thành có thể dài tới 1,80 m và trông hình dạng khá giống với con tôm ngày nay.

Nhưng có một điểm khác biệt là chúng có hàm răng vô cùng sắc và khỏe, có thể phá vỡ vỏ cứng của các sinh vật biển khác để ăn thịt.

Anomalocaridids có hình dáng của một con tôm khổng lồ
Anomalocaridids có hình dáng của một con tôm khổng lồ.

Hóa thạch hoàn chỉnh của một trong số chúng được các nhà khoa học Maroco phát hiện gần đây cho thấy chúng có kích thước lớn hơn rất nhiều so với các hóa thạch thuộc loài này được phát hiện trước đó (chỉ dài có 0,9 m) và chúng đã có mặt trên Trái Đất sớm hơn 30 triệu năm như mọi người vẫn tưởng .

Chúng đã xuất hiện trong các đại dương cổ từ 488 tới 472 triệu năm trước chứ không phải từ 540 tới 500 triệu năm trước.

Những con tôm anomalocaridids có đôi mắt rất lớn, một hàm răng sắc nhọn trông như gọng kìm. Hóa thạch cũng cho thấy chúng có một loạt các sợi có chức năng giống như mang. Khi chúng chết, xác của chúng chìm xuống dưới đáy đại dương khá sâu và đã bị phân hủy thành nhiều phần khác nhau nên việc tìm thấy được một hóa thạch hoàn chỉnh của chúng là rất hiếm.

Tại nơi phát hiện các hóa thạch của tôm khổng lồ anomalocaridids ở Moroco, các nhà khảo cổ học tìm thấy hàng ngàn bằng chứng khác của loài động vật thân mềm có niên đại khoảng 488 tới 472 triệu năm tuổi.

Hóa thạch khổng lồ còn khá nguyên vẹn của anomalocaridids được cho là có niên đại vào khoảng 488 tới 472 triệu năm trước
Hóa thạch khổng lồ còn khá nguyên vẹn của anomalocaridids được cho là có niên đại vào khoảng 488 tới 472 triệu năm trước, sớm hơn 30 triệu năm so với thời gian mà mọi người
vẫn tưởng.

Điển hình là hóa thạch của một bộ não hoàn chỉnh thuộc về một động vật có vú lớn sống trong khu vực rừng già của Peru hiện nay từ 20 triệu năm trước. Trong khi đó, hóa thạch não của động vật có vú cổ nhất được biết tới có niên đại 300 triệu năm được tìm thấy ở Kansas.

Những phát hiện mới cho thấy rằng sự đa dạng sinh học ở kỷ Cambri có thể đã xuất hiện sớm hơn 30 triệu năm trước so với thời gian mà con người vẫn biết từ trước tới nay. Ngoài ra, nó cũng cho biết về các loài động vật đặc trưng sống ở kỷ này.

Theo Giaoduc.net
  • 4,54
  • 3.686