Phát hiện mới về ngôi sao được cho là cấu trúc khổng lồ của người ngoài hành tinh

  •   4,25
  • 13.820

Phát ra những ánh sáng lập lờ một cách kỳ lạ, ngôi Sao của Tabby khiến người ta nghĩ rằng nó là một cấu trúc gì đó mà người ngoài hành tinh đã xây dựng.

Năm ngoái, toàn bộ thế giới sửng sốt (và nhiều phần e ngại) với việc phát hiện ra một ngôi sao tắt rồi lại sáng một cách bất thường, việc này không thể được giải thích bằng bất kì một hiện tượng tự nhiên nào. Và tất nhiên là khi không còn yếu tố tự nhiên, các nhà khoa học chỉ còn một hướng suy nghĩ nữa: nó là một cấu trúc khổng lồ gì đó của người ngoài hành tinh xây dựng.

Nhiều người nghĩ rằng cấu trúc khổng lồ gì đó của người ngoài hành tinh xây dựng.
Nhiều người nghĩ rằng cấu trúc khổng lồ gì đó của người ngoài hành tinh xây dựng.

Dù các nghiên cứu theo sau phát hiện này cũng không tìm thấy dấu hiệu của người ngoài hành tinh hoạt động tại đó, nhưng Kính Viễn vọng Kepler của NASA đã cất công bỏ ra tận 1.600 ngày theo dõi "ngôi sao" này, và cuối cũng cùng đã phát hiện thêm điều kì lạ.

Kết quả của việc quan sát vẫn đang được cộng đồng thiên văn học xem xét sâu hơn, điều đó có nghĩa là chúng ta không được tiếp cận toàn bộ số thông tin ấy.

Nhưng những thông tin cơ bản mà ta nắm được là Kepler theo dõi KIC 8462852, còn được biết tới với cái tên Ngôi Sao Của Tabby, mờ tối đi với một tốc độ đáng ngạc nghiên và điều này không thể được giải thích bằng bất kì hiện tượng vũ trụ nào mà ta biết.

Ngôi Sao của Tabby trên vũ trụ.
Ngôi Sao của Tabby trên vũ trụ.

Nhưng vẫn không có nghĩa rằng ta có thêm bằng chứng về việc nó là cấu trúc khổng lồ nào đó của người ngoài hành tinh.

Rất có thể đây là một hiện tượng gì đó đang xảy ra với một ngôi sao – một hiện tượng mà ta chưa bao giờ được chứng kiến trong vũ trụ, hoặc là sự kết hợp của nhiều hiện tượng lạ với nhau.

Thông tin nghiên cứu của Kepler được phân tích bởii hai nhà khoa học tại Caltech để tìm ra cách mà "ngôi sao" kia thay đổi cường độ sáng của mình trong khoảng thời gian 4 năm được Kepler quan sát.

Trong 1.000 ngày đầu tiên Kepler theo dõi ngôi sao kia, việc tắt sáng của nó không thực sự mạnh, chỉ vào khoảng 0.34% mỗi năm.

Nhưng trong 200 ngày tiếp theo, lượng ánh sáng biến mất là hơn 2% và tổng cộng, nó đã mất 3% mức độ sáng của mình trong khoảng thời gian 4 năm.

Khi so sánh dữ liệu với những gì có được từ 193 ngôi sao gần đó cũng như 355 ngôi sao giống với Sao của Tabby, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bất kì một hiện tượng này giống như vậy cả.

Nhưng thực sự đây là cái gì và việc này xảy ra như thế nào? Chúng ta vẫn chưa biết rõ.

Câu trả lời khả quan nhất có lẽ đó là một sự kết hợp của nhiều hiện tượng vũ trụ khác nhau, có lẽ đó chính là điều khiến chúng ta vẫn bối rối, bởi lẽ đó chắc chắn không phải là một hiện tượng đơn lẻ nào đó mà chúng ta biết tới.

Phát hiện mới của Kepler đã chỉ ra rằng Ngôi Sao của Tabby đang tắt sáng nhanh gấp 2 lần trước đây.
Phát hiện mới của Kepler đã chỉ ra rằng Ngôi Sao của Tabby đang tắt sáng nhanh gấp 2 lần trước đây.

Đầu năm nay, có một bài báo cũng nhắc tới việc tắt sáng kì lạ của ngôi sao này, nó đã lên tới 19% trong vòng 100 năm nhưng bài báo này đã sớm bị bác bỏ.

Lần này thì khác, phát hiện mới của Kepler đã chỉ ra rằng Ngôi Sao của Tabby đang tắt sáng nhanh gấp 2 lần trước đây, nhưng thông tin sâu hơn cần phải được các nhà khoa học xác minh và nghiên cứu trước khi ta có thể coi việc này là chính thức.

Với việc hiện tượng lạ này xảy ra, các nhà nghiên cứu đang tiến hành sử dụng thêm Mạng lưới Kính viễn vọng Toàn cầu Cumbres để "soi mói" Sao của Tabby thêm một năm nữa, với hi vọng lại "tóm được" nó lập lòe phát sáng lần nữa. Nếu điều này xảy ra, sẽ có thêm nhiều kính thiên văn khác sẽ vào cuộc, khám phá ra rằng thực sự điều gì đang xảy ra.

Trong lúc đó thì các bạn đừng vội mừng rằng nó là một cấu trúc được giống người ngoài hành tinh nào đó xây dựng. Và nếu nó không phải người ngoài hành tinh thì cũng vẫn là tin mừng: ta sẽ phát hiện thêm một hiện tượng vũ trụ mới nữa.

Và cuối cùng thì không phải ngày nào ta cũng mò ra được một hệ sao trong vũ trụ bao la kia đi ngược lại với mọi quy luật của khoa học mà ta biết.

Cập nhật: 11/08/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4,25
  • 13.820