Phát hiện một nguồn ô nhiễm khí quyển mới

  •  
  • 449

Sương mù ở Tehran vào tháng 12/2005

Theo tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu châu Âu đã phát hiện ra một nguồn ô nhiễm cho tới nay chưa được biết đến đã thải ra a-xít ni-trơ, một chất khí góp phần tạo sương mù trên các thành phố rực nắng.


Khi có ánh sáng, dioxide azote (xuất phát từ sự đốt cháy của các động cơ xe hơi, nhà máy nhiệt điện và các hệ thống sưởi) phản ứng với các chất ẩm, hợp chất hữu cơ phân hủy thành chất mùn, để tạo thành chất khí gây ô nhiễm này. Các chất ẩm xuất phát từ sự phân hủy các chất hữu cơ có mặt ở khắp nơi trên bề mặt Trái Đất, dù là môi trường thiên nhiên hay các khu vực bị tác động nghiêm trọng bởi con người.

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Wuppertal (Đức), Viện Paul Scherrer (Thụy Sĩ) và Phòng thí nghiệm ứng dụng hóa học môi trường Villeurbanne (Pháp), sự sản xuất thừa chất a-xít ni-trơ có thể tác động nghiêm trọng đến tầng đối lưu, lớp thấp nhất, dày đặc nhất và ô nhiễm nhất của khí quyển.

Người ta đã biết từ 20 năm nay, sự phân hủy của a-xít ni-trơ bởi ánh sáng phóng thích những gốc hydroxyle ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất của khí ozone. Hiện tượng sản xuất thừa a-xít ni-trơ có thể là nguyên nhân thải ra phân nửa các gốc hydroxyle.

Khác với khí ozone thuộc tầng bình lưu ở những lớp khí quyển cao có lợi nhờ lọc các tia cực tím phát ra từ Mặt Trời, khí ozone ở lớp khí quyển thấp là một nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nó góp phần tạo sương mù quang hóa màu vàng nhạt, kích thích các màng nhầy, mắt, đường hô hấp và thường xuất hiện ở các thành phố đầy nắng.

Theo Thanh Niên/AFP, HTV
  • 449