Phát hiện ngoại hành tinh đầu tiên chứa heli

  •  
  • 2.031

Bầu khí quyển của ngoại hành tinh WASP-107b chứa nhiều heli đến mức kéo dài hàng chục kilomet.

Khối lượng lõi của hành tinh WASP-107b nhỏ hơn nhiều so với tiêu chuẩn về lõi hành tinh khí khổng lồ mà các nhà khoa học từng nghĩ. Do có khối lượng riêng rất thấp, WASP-107b được gọi là hành tinh "kẹo bông" hoặc hành tinh "siêu phồng". Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí The Astronomical Journal hôm 18/1.

WASP-107b cách Trái Đất 212 năm ánh sáng. Hành tinh này quay quanh sao chủ với khoảng cách chỉ bằng 1/16 khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Nó bị nung nóng do bay quá gần sao chủ. Các nhà thiên văn ước tính WASP-107b lớn tương đương sao Mộc, hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, nhưng khối lượng chỉ bằng 1/10.

WASP-107b có khối lượng riêng rất nhỏ, lõi của nó nặng gấp khoảng 4 lần Trái Đất, trong khi khí quyển nặng gấp 26 lần Trái Đất. Điều này nghĩa là lớp vỏ khí chiếm tới hơn 85% khối lượng của hành tinh này.

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Jessica Spake từ trường Đại học Exeter, Anh hôm qua công bố phát hiện nguyên tố heli trên khí quyển ngoại hành tinh WASP-107b sau hơn một thập kỷ tìm kiếm. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện heli trên một hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời.

Ngoại hành tinh WASP-107b.
Ngoại hành tinh WASP-107b.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA để quan sát ngoại hành tinh WASP-107b. Họ đã phát hiện ra nguyên tố heli bằng cách phân tích quang phổ hồng ngoại bầu khí quyển của ngoại hành tinh này. Theo Tiến sĩ Spake, trưởng nhóm nghiên cứu, đây là điều rất khó với công nghệ hiện tại. Kỹ thuật mới đã giúp các nhà khoa học phát hiện những tín hiệu mạnh của heli trên bầu khí quyển của ngoại hành tinh WASP-107b.

WASP-107b là một trong những hành tinh khí có mật độ khí thấp nhất từng được biết đến. Nó có kích thước tương đương sao Mộc nhưng có khối lượng chỉ bằng 12%. WASP-107b cách Trái đất khoảng 200 năm ánh sáng và mất hơn 6 ngày để quay quanh ngôi sao chủ của nó.

Lượng heli được phát hiện trên khí quyển của WASP-107b lớn đến mức bầu khí quyển của hành tinh này kéo dài hàng chục kilomet ra ngoài không gian. Đây cũng là lần đầu tiên bầu khí quyển mở rộng như vậy được phát hiện với bước sóng hống ngoại. Vì bầu khí quyển mở rộng nên hành tinh này mất đi một lượng đáng kể khí ra ngoài không gian khi di chuyển. Ước tính WASP-107b đã mất khoảng 0,1 - 4% tổng khối lượng khí quyển của nó trong hàng tỷ năm qua.

"Chúng tôi có nhiều câu hỏi liên quan đến WASP-107b. Một hành tinh có khối lượng riêng nhỏ như vậy hình thành như thế nào? Làm cách nào để nó giữ cho lớp khí khổng lồ không thất thoát, nhất là khi bay gần sao chủ như vậy? Những vấn đề này thôi thúc chúng tôi phân tích sâu hơn để tìm hiểu quá trình hình thành của nó", Caroline Piaulet, tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia tại Đại học Montreal, chia sẻ.

Các nhà khoa học cho rằng hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc hay sao Thổ hình thành khi một lõi rắn khối lượng lớn, gấp khoảng 10 lần Trái Đất, gom góp thật nhiều khí từ đĩa vật chất bao quanh một ngôi sao mới chào đời. Lõi khối lượng lớn từng được coi là một điều kiện bắt buộc. Tuy nhiên, WASP-107b cho thấy có thể điều này không chính xác.

"Giả thuyết hợp lý nhất là WASP-107b hình thành cách xa sao chủ, nơi khí trong đĩa vật chất đủ lạnh để sự tích tụ khí xảy ra nhanh. Sau đó, hành tinh này di chuyển tới vị trí hiện tại nhờ tương tác với đĩa vật chất hoặc với các hành tinh khác trong hệ", giáo sư Eve Lee tại Đại học McGill, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.

Cập nhật: 20/01/2021 Theo VNE
  • 2.031