Pin mặt trời bằng chất dẻo

  •  
  • 1.376

Các nhà khoa học thuộc ĐH Princeton, Mỹ vừa phát triển thành công loại chất dẻo truyền dẫn mới nhằm thay thế chất liệu sản xuất pin mặt trời truyền thống với giá thành thấp, điều tưởng như không thể.

Bằng cách giải quyết một số rào cản công nghệ trong việc sản xuất chất dẻo có khả năng cho ánh sáng đi qua được, có thể dát mỏng và sản sinh ra điện, các nhà nghiên cứu đã mở ra cánh cửa rộng hơn trong việc sử dụng các chất liệu trong thiết bị điện.

Điều giúp làm giảm bớt sự ấm lên toàn cầu cũng như quá tải nhu cầu năng lượng, khi mà chất dẻo là một vật liệu thay thế chi phí thấp hơn nhiều so với chất liệu sản xuất các tấm pin mặt trời hiện nay là Indi Tin Oxit (ITO).

Loại chất dẻo truyền dẫn sẽ làm nên cuộc cách mạng trong ngành sản xuất điện từ pin mặt trời

"Các polymer truyền dẫn (chất dẻo) đã được phát triển từ lâu, nhưng việc biến chúng thành một vật hữu dụng nhằm sản xuất điện thì trước đây chưa từng có", giáo sư Yueh Lin Loo, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra đặc tính của các khung polymer là dạng cố định bền chặt, ngăn dòng điện chạy qua chúng, chính vì vậy chất dẻo không thể dẫn điện. Vì vậy, họ đã đưa ra phương án làm lỏng cấu trúc chất dẻo bằng cách cho thêm một loại axit vào vật liệu.

Trước đây, phương pháp này dùng để sản xuất các tranzito chất dẻo-một thành phần quan trọng của mạch điện tử được sử dụng để khuếch đại và chuyển hướng tín hiệu điện.

Công nghệ mới này còn làm giảm bớt nhu cầu về chất ITO cùng quá trình gây ô nhiễm môi trường sản xuất ra chúng.

Theo Báo Đất Việt
  • 1.376