Quáng gà - bệnh thường gặp

  •  
  • 1.280

Quáng gà hay rạch ròi hơn là nhìn mờ về ban đêm thực sự không phải là một bệnh mà là một triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nhau. Nhiều người có thị lực nhìn gần kém cũng than phiền là họ có khó khăn khi nhìn đêm nhưng đó vẫn là nằm trong ranh giới của thị giác bình thường hơn là một tình trạng bệnh lý thực thụ.

Kiểm tra thị lực cho người già tại Bệnh viện Mắt TW
Kiểm tra thị lực cho người già tại Bệnh viện Mắt TW (Ảnh: TTO)
Bệnh võng mạc sắc tố với tỷ lệ mắc khoảng 1/3.000 cho đến 1/5.000 tuỳ quốc gia đã được biết đến từ năm 1744 bởi Ovelgun. Ở Pháp có khoảng 20.000 người đang bị căn bệnh này và mỗi năm có thêm 350 trường hợp mới mắc. Bệnh võng mạc sắc tố có khi còn đi kèm với các rối loạn của hệ thần kinh, tai, xương cơ khớp như trong hội chứng Usher. Một loạt các bệnh và hội chứng của võng mạc có liên quan đến di truyền hay nhiễm độc thuốc đều có biểu hiện sớm là quáng gà. Bên cạnh đó một vài bệnh lý của thần kinh thị giác và không thể thiếu đó là thiếu vitamine A cũng gây nên hiện tượng trên.

Làm sao bạn cũng như các thầy thuốc có thể biết ai đó bị quáng gà? Hỏi và quan sát là những biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để phát hiện sớm quáng gà. Đó là những người mà ban ngày cũng có sức nhìn hoàn hảo như chúng ta vậy. Thế nhưng khi chập choạng tối hay về đêm thì họ trở nên chậm chạp, vụng về, hay ngã, hay gây ra đổ vỡ khiến nhiều người chê cười họ là “hậu đậu”.

Chính vì thành kiến của mọi người cũng như tự ý thức về khiếm khuyết của bản thân mà họ trở nên buồn rầu và xa cách mọi người khi màn đêm buông xuống. Đặc biệt là trẻ em thường không chơi đùa với chúng bạn, ngồi ru rú một chỗ vì vui chơi sẽ gây đổ vỡ đồ đạc, cha mẹ sẽ la mắng. Những test đặc hiệu hơn để khẳng định chuyện này như test thích nghi sáng - tối, điện võng mạc, thị trường... sẽ được tiến hành ở môi trường chuyên khoa mắt. Những bệnh lý đặc thù liên quan đến quáng gà sẽ được chẩn đoán nhưng còn điều trị thì sao?

Vì nguyên nhân gây ra quáng gà thuộc các bệnh lý liên quan đến gen di truyền, một số khác chưa rõ căn nguyên nên cách điều trị vẫn chưa thực sự tường minh. Người ta nói đến đầu tiên là vitamine A. Nếu điều trị thử bằng vitamine A mà hết quáng gà được hiểu là: bệnh nhân bị thiếu vitamine A. Điều trị bằng vitamine A liều 15.000 UI một ngày hay tốt hơn là phối hợp với vitamine E 400UI/ngày cho thấy khả năng kéo dài sự tồn tại điện võng mạc rõ rệt so với lô chứng trong bệnh võng mạc sắc tố.

Vitamine A vốn đã được sử dụng khá phổ biến trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp và tiêu hóa. Không chỉ dừng lại ở đó, vitamine A còn được các nhà nhãn khoa chỉ định trong quá trình điều trị. Giờ đây, Vitamine A sẵn có trên thị trường, trong các viên nang VIDOCOM được các bác sĩ chuyên khoa mắt khuyên dùng cho tất cả các trường hợp rối loạn thị giác ban đêm.

Tác dụng của DHA (omega 3), các thuốc chẹn kênh canxi cũng được khuyên dùng cho các bệnh võng mạc di truyền có rối loạn men bêta phosphodiesterase.

Ghép võng mạc, võng mạc nhân tạo hay tân kỳ hơn là công nghệ điều trị gen đã có những thành công bước đầu trên động vật. Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ xem kết quả trên người sẽ ra sao.

Theo Sức khỏe & đời sống, Tuổi trẻ
  • 1.280