Rắn lục đuôi đỏ nguy hiểm đến mức độ nào?

  •  
  • 3.608

Rắn lục đuôi đỏ là gì, chúng có nguy hiểm không? Và làm thế nào để tránh khỏi nguy cơ bị loài rắn lục này tấn công? Tất cả sẽ được giải đáp dưới đây.

Rắn lục đuôi đỏ nguy hiểm thế nào?

Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn có vảy với tên khoa học là Trimeresurus albolabris. Chiều dài thân của rắn lục đuôi đỏ vào khoảng 60 - 81cm.

Theo đúng mô tả, rắn lục đuôi đỏ có phần đuôi đỏ ửng - rất dễ nhận biết, sống chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn có vảy.
Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn có vảy.

Theo các chuyên gia, rắn lục đuôi đỏ sinh sống ở vùng thấp, thường lẩn trong các bụi tre, vườn nhà hay gần nơi con người sinh sống.

Thị lực ban ngày của rắn lục đuôi đỏ rất kém nên chúng thường ra ngoài kiếm mồi vào ban đêm.

Trong số các loài rắn lục, rắn lục đuôi đỏ là loài rắn độc. Khi cắn, chúng truyền chất độc với 20 thành phần khác nhau sang cơ thể nạn nhân.

Rắn lục đuôi đỏ sinh sống ở vùng thấp.
Rắn lục đuôi đỏ sinh sống ở vùng thấp.

Chất độc này gây tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh hay thậm chí trụy tim. Đồng thời, theo các chuyên gia, khi rắn cái mang thai, nọc độc của chúng sẽ mạnh và tiết nhiều hơn bình thường.

Theo các nhà sinh vật học, rắn lục đuôi đỏ không hung dữ nhưng nếu bị kích động, chúng có thể tấn công người bất cứ lúc nào.

Ngón tay của nạn nhân sưng phồng lên vì rắn lục đuôi đỏ cắn.
Ngón tay của nạn nhân sưng phồng lên vì rắn lục đuôi đỏ cắn.

Mặc dù mang độc tố mạnh nhưng có rất ít ca tử vong bởi rắn lục đuôi đỏ cắn trên thế giới. Tuy nhiên người bệnh cần được chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để tiêm huyết thanh bởi hợp chất này phát huy tác dụng tốt nhất trong khoảng 4 giờ sau khi bị rắn cắn.

Một điểm lưu ý nhỏ là khi sơ cứu cho nạn nhân, không nên sử dụng gạc garô hay rạch rộng vết thương để hút nọc độc bằng miệng.

Cả hai việc làm trên sẽ khiến vết thương sưng to và dễ hoại tử hơn. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng băng ép, tẩy sạch nọc độc bên ngoài và chuyển nạn nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Rắn lục đuôi đỏ có phần đuôi đỏ ửng - rất dễ nhận biết.
Rắn lục đuôi đỏ có phần đuôi đỏ ửng - rất dễ nhận biết.

Làm gì để tránh khỏi nguy cơ bị loài rắn lục này tấn công?

  • Tốt nhất là bạn nên phòng tránh sự có mặt của rắn xung quanh khu vực bạn sinh sống. Nếu nhà có vườn cây, bãi cỏ xung quanh nhà cần đảm bảo chúng được cắt ngắn và sạch sẽ.
  • Loại bỏ sự hiện diện của chuột - con mồi ưa thích của rắn xung quanh nhà mình.
  • Rắc bột lưu huỳnh xung quanh vườn nhà. Chất này có thể xua đuổi một số loài vật vốn là thức ăn ưa thích của rắn như ếch nhái, sâu bọ... - loài vật dễ dụ rắn đến nhà.
    Dùng băng phiến (thành phần chính là naphthalene) đặt ở sân nhà. Đây là chất hữu cơ tổng hợp từ hắc ín tỏa ra khí có mùi khó chịu, giúp xua đuổi các loài bò sát như rắn.
  • Trồng loài cây như sắn dây, hoa lan tỏi… - những thực vật khắc tinh của rắn. Hoặc bạn cũng có thể mua củ nén và tỏi về giã ra, rắc xung quanh nhà với để loài bò sát này sẽ sợ hãi, không dám đến gần.

Theo lý giải của người dân, sở dĩ rắn lục sợ củ nén, sả và tỏi vì nó chứa nhiều tinh dầu, tiết ra loại mùi cay nên khi ngửi thấy mùi, rắn sẽ tìm cách lẩn tránh ra xa.

Cập nhật: 11/12/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3.608