Sách giáo khoa điện tử dành cho ai?

  •  
  • 2.413

Đúng 14h, chương trình giao lưu bắt đầu, thay mặt Ban tổ chức, Phó Tổng Biên tập Báo Gia đình và Xã hội Vũ Mạnh Cường tuyên bố lý do và cảm ơn các khách mời đã nhiệt tình đến tham gia giao lưu cùng bạn đọc.

>>> Tìm hiểu về sách giáo khoa điện tử Classbook

Các khách mời: PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng trường PTDL Lương Thế Vinh, bà Nguyễn Thị Hiền – Hiệu trưởng trường tiểu học Đoàn Thị Điểm và ông Phạm Thúc Trương Lương, Giám đốc Công ty EDC đang giải đáp băn khoăn của các bậc cha mẹ về sách giáo khoa điện tử.

Sách giáo khoa điện tử dành cho ai?
Phó Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội Vũ Mạnh Cường (đầu tiên bên trái )và Tổng biên tập Báo Giáo dục và thời đại Nguyễn Ngọc Nam (đầu tiên bên phải) giới thiệu và tặng hoa cho các khách mời tham gia giao lưu: PGS Văn Như Cương (giữa), ông Phạm Thúc Trương Lương (thứ 2 từ trái qua) và bà Nguyễn Thị Hiền (thứ 2 từ phải qua).

kimhien@yahoo... (30 tuổi, Nhân viên vp): Em chào cô giáo ạ! Em có con gái đang bắt đầu vào lớp 1. Em đang có ý định cho bé sử dụng SGK điện tử nhưng em chưa có kinh nghiệm gì cả. Em muốn hỏi cô đánh giá thế nào về sản phẩm mới này?

Bà Nguyễn Thị Hiền: “Trường Đoàn Thị Điểm đang thí điểm sử dụng SGK điện tử (classbook). Theo đánh giá của tôi, đây là sản phẩm khá hữu ích. Trừ một số bộ môn thủ công như mỹ thuật, công nghệ… thì SGK điện tử không có, còn tất cả các môn khác đều có nội dung đầy đủ với những hình ảnh minh họa, đẹp và hấp dẫn. Các em học sinh rất hứng thú với loại sách mới này.

[email protected] (35 tuổi): Thưa cô, đối với học sinh tiểu học, mức độ sử dụng sách giáo khoa điện tử so với sách giấy truyền thống thế nào là phù hợp?

Bà Nguyễn Thị Hiền: SGK điện tử dùng tiện lợi cũng còn một số hạn chế như: pin nhanh hết, học sinh thường xuyên phải sạc pin. Điều này khá là bất tiện đối với học sinh tiểu học. Ngoài ra, đối với học sinh tiểu học thì việc các em luyện viết, luyện vẽ bằng tay rất quan trọng, trong khi đó SGK điện tử lại chưa làm được điều này.

Riêng bản thân tôi, cũng tự bỏ tiền ra mua khoảng 10 chiếc cho con, cháu mình sử dụng.

Kim Ngân - Nữ 32 tuổi: Sử dụng sách điện tử, trẻ sẽ cài các phần mềm, ứng dụng khác vào để sử dụng thì sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ? Ông (bà) nghĩ sao về việc này?

Bà Nguyễn Thị Hiền: Trong phần mềm của SGK điện tử không có phần mềm của giải trí nên phụ huynh hoàn toàn yên tâm, không sợ các con bị mất tập trung bởi SGK điện tử.

Nguyễn Thục Vân - [email protected] - Nữ 43 tuổi: Tôi có con học lớp 4. Các cháu học tiểu học thường còn máy móc nên nếu sách giấy và sách trong Classbook mà của 2 lần tái bản khác nhau thì các cháu sẽ không muốn dùng. Làm thế nào để download được đúng phần tái bản mình cần ạ?

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Dù có nhiều lần tái bản thì sách giáo khoa dùng trong trường cũng là lần tái bản mới nhất. Sách giáo khoa điện tử trong classbook được cập nhật đồng thời cùng với tái bản của sách giấy miễn phí trong suốt thời gian sử dụng sản phẩm. Vì vậy, sẽ không xảy ra việc các cháu không biết phải sử dụng sách nào.

Nguyên Khánh - [email protected] - Nữ 40 tuổi: SGK điện tử bắt đầu từ lớp mấy và giá thành cụ thể mỗi lớp là bao nhiêu?

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Sản phẩm sách giáo khoa điện tử classbook cài đặt sẵn trọn bộ sách giáo khoa phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, trong đó với cấp 3 gồm cả chương trình đại trà và nâng cao. Gía thành thiết bị đã bao gồm tất cả các nội dung này.

Phạm Hương - Nữ 23 tuổi: Học sinh nông thôn/vùng sâu vùng xa có được hỗ trợ gì không nếu mua sách điện tử?

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Chúng tôi rất mong muốn sản phẩm sách giáo khoa điện tử có thể đến được với các em học sinh ở mọi miền của tổ quốc. Tuy nhiên, việc hỗ trợ không chỉ là của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm thực sự mang lại ích lợi cho việc học tập và giảng dạy, tôi nghĩ chính phủ, ngành giáo dục và các tổ chức doanh nghiệp, xã hội đều có thể có vai trò trong việc đưa thiết bị đến cho các em học sinh ở các khu vực vùng sâu, vùng xa.

Sách giáo khoa điện tử dành cho ai?
Ông Phạm Thúc Trương Lương đang trả lời câu hỏi của bạn đọc

Đỗ Tùng Anh - Nữ 36 tuổi: Thưa PGS Văn Như Cương, đứng ở góc độ là một thầy giáo, theo ông thì đơn vị sản xuất và cơ quan chức năng cần có những chính sách như thế nào để SGK điện tử có thể đến được tay tất cả các em học sinh, kể cả các em học sinh nghèo?

PGS Văn Như Cương: Hiện nay sách giáo khoa điện tử mới bắt đầu phát hành, tôi nghĩ rằng thời gian này chúng ta đang có một thời gian thử nghiệm để xem dư luận học sinh, giáo viên để xem việc này có lợi như thế nào. Sau đó, khi áp dụng thử nghiệm đại trà, tôi nghĩ cần phải có những chính sách của nhà nước, Bộ giáo dục và cả của những chủ đầu tư để hỗ trợ cho các em học sinh nghèo để có thể phát hành một cách rộng rãi, áp dụng một cách đại trà trong các trường học.

Sách giáo khoa điện tử dành cho ai?

PGS Văn Như Cương cho rằng đang có một thời gian thử nghiệm để xem dư luận học sinh, giáo viên xem việc sách giáo khoa điện tử có lợi như thế nào.

Tường Vy - Nữ 16 tuổi: Thưa thầy Cương, theo em được biết thì trên classbook có những bài toán trắc nghiệm và có đáp án. Theo thầy ứng dụng này có thay thế được vai trò của người thầy khi giải những bài trắc nghiệm không?

PGS Văn Như Cương: Cố nhiên một bài toán trắc nghiệm đưa ra trong classbook thì sau khi các em làm các em có thể kiểm tra xem đáp số của mình đúng hay sai. Nhưng nếu các em thấy mình đáp số sai thì vẫn chưa hiểu vì sao lại sai, trong khi đó trên lớp học thầy giáo giảng thì các em thể biết vì sao mình sai và điều đó rất có lợi, còn classbook không thể làm được điều đó một cách cặn kẽ với từng đáp án sai một.

Nguyễn Hoàng Hiệp - Nam 30 tuổi: Với những em học sinh nhỏ tuổi, việc giữ gìn, bảo quản SGK điện tử là tương đối khó, hơn nữa giá thành của nó quá đắt. Xin hỏi có cách nào chống mất cắp và chống các em học sinh cầm nhầm máy của nhau hay không?

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Classbook có chức năng nhãn vở điện tử cho phép các em học sinh lưu thông tin cá nhân của mình và được bảo vệ bằng mật khẩu. Khi bật máy lên các em sẽ nhận biết được đây là thiết bị của ai. Tôi nghĩ rằng, việc bảo quản classbook cũng giống như bảo quản các thiết bị điện tử có giá trị khác mà các em có thể mang đến trường như máy nghe nhạc hay điện thoại di động... Gia đình và nhà trường sẽ nhắc nhở và giúp các em có ý thức về việc giữ gìn và bảo vệ đồ dùng của mình.

Nguyen minh thanh - [email protected] - Nam 43 tuổi: Đang là thí điểm, có thể sử dụng cho học sinh cả nước được không?. Nếu sử dụng cho học sinh cả nước thì đường truyền Intẻrnet? có đủ để học sinh sử dụng không?

Bà Nguyễn Thị Hiền: Vấn đề đường truyền internet là phụ thuộc vào cơ sởvât chất của nhà cung cấp. Hiện nay SGK điện tử đang là thí điểm, còn sử dụng đại trà trong cả nước là khó, vì giá thành cao. Ở những trường vùng sâu vùng xa hiện nay SGK phổ thông còn đang thiếu thì việc đầu tư cho SGK điện tử là khó.

Sách giáo khoa điện tử dành cho ai?
PGS Văn Như Cương đang trả lời câu hỏi giao lưu cùng bạn đọc

Diệu An - Nữ 21 tuổi: Thưa thầy Văn Như Cương, thầy có cho rằng, SGK điện tử có thể làm tiền đề cho những đổi mới mạnh mẽ về giáo dục, về phương pháp dạy và học của thầy và trò không ạ? Liệu sách giáo khoa điện tử có thay thế được vai trò của người thầy trong lớp học không ạ?

PGS Văn Như Cương: Theo tôi, sách giáo khoa điện tử không thể thay thế được vai trò của người thầy trên lớp, trong bất kỳ phương pháp giáo dục nào người thầy vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Classbook chỉ là một phương tiện hỗ trợ cho thầy giáo, làm cho một số một công việc của thầy giáo được tiếp cận với học sinh một cách tốt hơn. Tôi nhắc lại, phương tiện hiện đại nào cũng không thay thế được vai trò của thầy giáo.

Nguyễn Minh Tuyên:Theo GS thì sản phẩm này có thật sự hữu ích cho học sinh? Tôi đang băn khoăn không biết con mình có thật sự hứng thú với loại sách mới này không?

PGS Văn Như Cương: Tôi hiện nay cũng chưa hoàn toàn khẳng định rằng classbook thật sự hữu ích cho học sinh hoặc hữu ích đến mức độ nào. Tôi đã mua cho các cháu trong nhà để sử dụng, có cảm giác các cháu chưa hứng thú lắm, có thể vì chưa quen, có thể vì các cháu vẫn thích lật giở những trang sách giáo khoa giấy. Bởi vậy tôi nghĩ cần phải có thời gian lâu hơn chút nữa để có thể khẳng định được mức độ hữu ích của sản phẩm này.

Nguyen thi mai lien - [email protected] - Nữ 35 tuổi: Kinh chúc các vi khách mời trong chương trình giao lưu trực tuyến " Sách giáo khoa điện tử'" sức khỏe và hạnh phúc. Cháu xin có một câu hỏi dành cho PGS Văn Như Cương. Qua tìm hiểu cháu được biết đến bộ sách điện tử, hiện nay cháu có 2 con đang theo học bậc tiểu học. Theo bác cháu có nên sử dụng sách điện tử này trong việc dạy con hay không? Và cũng muốn PGS cho cháu một số lời khuyên phương pháp kèm dạy con ở bậc tiểu học.

PGS Văn Như Cương: Đối với học sinh tiểu học, tôi nghĩ rằng việc kèm dạy con học là hoàn toàn có khả năng đối với hầu hết các bậc phụ huynh. Vì thế tôi không cho rằng việc mời gia sư kèm cặp conlà cần thiết, còn về classbook thì có thể giúp ích phần nào trong việc dạy con cái, đặc biệt là trong việc giúp các cháu trong việc tự học, tự kiểm tra kiến thức mình thu nhập được. Chẳng hạn đối với môn học tiếng Anh, các cháu có thể nghe được, phát âm chuẩn bằng tiếng của người ngoại quốc hoặc có thể bấm tra từ điển. Hoặc là trong tiếng Việt, các cháu có thể nghe đọc những đoạn thơ... diễn cảm hơn. Điều đó sẽ thay cho các bậc phụ huynh trong việc giáo dục, dạy dỗ con cái.

Sách giáo khoa điện tử dành cho ai?
Sách giáo khoa điện tử

Mimy - Nữ 15 tuổi: Em thấy mấy đứa bạn lớp em kháo nhau rằng, với classbook chạy trên hệ điều hành Android thì có thể root được? Đúng không ạ?

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Classbook sử dụng hệ điều hành Android được tùy biến riêng và có cơ chế bảo mật riêng. Nếu root máy thì nó sẽ trở thành một máy tính bảng thông thường và không sử dụng các chức năng của sách giáo khoa điện tử nữa.

Phùng Minh Quyên - Nữ 34 tuổi: So với SGK bản giấy, SGK bản điện tử có những ưu, nhược điểm gì?

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Sách giáo khoa điện tử không đơn thuần là sách giáo khoa trên giấy được số hóa. Với những điểm ưu việt của một thiết bị công nghệ, sách giáo khoa điện tử sẽ được bổ sung thêm các chức năng tương tác và các nội dung đa phương tiện mở rộng cho bài học. Ví dụ, có thể bổ sung thêm âm thanh, hình ảnh, video hay các thí nghiệm ảo, mô phỏng 3D cho bài học để giúp các em học sinh có thể hiểu bài dễ dàng và lý thú hơn. Bên cạnh đó, học sinh có thể tương tác với nội dung sách giáo khoa. Ví dụ: các em có thể tra nhanh một từ tiếng Anh bất kỳ trong sách giáo khoa chỉ bằng cáchgiữ tay lâuvào từ đó hoặccó thể nghe phát âm chuẩn một đoạn văn bản tiếng Anh trong sách chỉ bằng cách chạm nhẹ vào câu đó.

Ngoài ra, sách giáo khoa điện tử cho phép các em làm bài tập trắc nghiệm ngay trên máy theo từng bài học. Các em sẽ nhận được kết quả tức thời, qua đó tự đánh giá được mức độ hiểu bài của mình.

Sách giáo khoa điện tử dành cho ai?
Giao diện sách giáo khoa điện tử

Xuân Trưởng - [email protected] - Nam 34 tuổi: Tôi có đọc và biết được thông tin trên báo chí thế này: Hiệp hội Công nghiệp Thông tin và Phần mềm Hoa Kỳ vừa mới công bố một nghiên cứu điều tra của tổ chức này về sự ủng hộ của các tiểu bang ở Mỹ đối với các tài liệu giảng dạy dạng điện tử và trực tuyến. Theo đó, SGK điện tử vẫn còn khá chật vật để tìm được chỗ đứng trong các trường học ở đất nước siêu cường về Công nghệ thông tin này. Một đất nước như Mỹ còn không mấy mặn mà với SGK điện tử, theo ông thì Việt Nam có nên tiếp tục thử nghiệm và tiến tới sử dụng đồng bộ như Hàn Quốc không?

PGS Văn Như Cương: Theo tôi biết, thì ở Hàn Quốc đang có chủ trương là thay thế toàn bộ sách giáo khoa giấy bằng sách điện tử và điều bạn nói cũng đúng, đó là ở Mỹ còn dè dặt hơn. Cho nên theo tôi ở Việt Nam cũng cần phải thận trọng khi quyết định thay thế sách giáo khoa giấy bằng classbook như ở Hàn Quốc.

Sách giáo khoa điện tử dành cho ai?
Toàn cảnh chương trình giao lưu trực tuyến

Nguyễn Minh Tùng - Nam 35 tuổi: Tôi là 1 giáo viên Ngoại ngữ rất muốn tìm hiểu xem thiết bị này có khả năng hoạt động trong 1 môi trường lớp học ngoại ngữ tương tác như các trường vẫn đang sử dùng phòng học vi tính, ngoại ngữ hiên nay hay không? Có thiết bị dành cho giáo viên giảng bài không?

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Nếu được trang bị đồng bộ cho cả giáo viên lẫn học sinh trong lớp học, classbook sẽ là trở thành một thiết bị có khả năng tương tác giúp giáo viên có thêm những phương pháp giảng dạy tương tự như các phòng học ngoại ngữ sử dụng máy vi tính trong nhà trường. Ví dụ: giáo viên có thể chia sẻ màn hình của mình cho học sinh, có thể đưa ra các câu hỏi để các em trả lời từ máy của mình. Gíao viên cũng có thể theo dõi màn hình và điều khiển thiết bị của học sinh từ xa để hỗ trợ các em.

Chúng tôi có phiên bản classbook dành cho giáo viên với một số chức năng hỗ trợ giáo viên trong việc trình chiếu bài giảng trên lớp. Chúng tôi cũng cung cấp kho sách giáo viên và sách tham khảo ở dạng điện tử để giáo viên có thể sử dụng thêm trong công tác giảng dạy. Riêng với môn ngoại ngữ, ngoài sách trên classbook có thể chạy các ứng dụng dạy và học ngoại ngữ theo hình thức tương tác.

Cẩm Nhung - Nữ: Là một nhà giáo lâu năm, khi mà công nghệ thay đổi liên tục, trong đó có công nghệ giáo dục với sự xuất hiện của SGK điện tử hỗ trợ thêm cho người thầy, cô có so sánh hoặc liên tưởng gì với điều kiện giáo dục thời xưa?

Bà Nguyễn Thị Hiền: Sự xuất hiện của SGK điện tử là một bước đột phá trong vấn đề giáo dục, nó tạo cho học sinh hứng thú hơn trong quá trình học và có nhiều điều kiện để tham khảo, bổ sung cho bài học ở trên lớp. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học sẽ làm giảm tải cho cặp của các con học sinh.

Phi Phụng - Nữ 30 tuổi: Hàn Quốc đã đề ra mục tiêu là năm 2015 hoàn toàn sử dụng SGK điện tử trong nhà trường, theo bà thì điều này có thật sự tốt không? Liệu các em học sinh học trên SGK điện tử có thể học tốt hơn không hay vẫn phải sử dụng tài liệu in ấn?

Bà Nguyễn Thị Hiền: Đối với Hàn Quốc, chương trình học không giống với chương trình học của Việt Nam, cho nên việc sử dụng đại trà SGK điện tử đối với Hàn Quốc có thể là tốt. ỞViệt Nam, sử dụng SGK điện tử cần phải kết hợp với SGK truyền thống. Ví dụ đối với học sinh tiểu học, các môn học như: Âm nhạc, Mỹ thuật, Tiếng anh, Tự nhiên xã hội, Đạo đức mà dạy trên SGK điện tử thì rât tốt. Còn các môn như Toán và Tiếng Việt đò hỏi rèn luyện kỹ năng nhiều thì cần phải kết hợp với SGK giấy.

Hồ Chí Hùng - [email protected] - Nam 55 tuổi: Cho tôi hỏi đã có đánh giá khoa học nào về việc sử dụng SGKĐT ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt đến mắt của các cháu chưa? Cám ơn.

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Thứ nhất, về mặt thiết kế chúng tôi sử dụng công nghệ IPS cho màn hình cảm ứng. Công nghệ này có khả năng chống lóa, tạo ra hình ảnh trung thực, rõ nét khi nhìn từ các góc khác nhau, giúp các em luôn nhìn rõ, làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực của các em. Mặt khác, với những ưu việt của sách giáo khoa điện tử chúng tôi tin rằng các em có thể hiểu bài nhanh hơn và vì vậy không cần nhiều thời gian học trên máy.

Sách giáo khoa điện tử dành cho ai?
Cô Nguyễn Thị Hiền trả lời câu hỏi giao lưu cùng bạn đọc

Quang Anh - [email protected]: Tôi được biết một số tiểu bang của Mỹ phát không ipad – SGK điện tử cho tất cả các em học sinh, theo ông thì Việt Nam có nên học tập theo điều này ở Mỹ để phát triển clasbook ở nước ta? Theo tôi, học sinh VN hoàn toàn xứng đáng được hưởng quyền lợi đó từ ngân sách nhà nước do người dân đóng thuế.

PGS Văn Như Cương: Chào bạn, nếu mỗi cuốn classbook giá 4,8 triệu nhân lên khoảng hơn 20 triệu học sinh thì đó là một con số quá lớn đối với ngân sách của nhà nước ta. Cho nên tôi nghĩ không thể miễn cho toàn bộ học sinh, trong hoàn cảnh của đất nước ta, nhà nước chỉ có thể miễn, hỗ trợ chi phí sách giáo khoa điện tử cho một số học sinh nghèo, khó khăn. Ở nhiều nước, người ta cũng phát không sách giáo khoa giấy cho học sinh thì khi chuyển sang classbook người ta có thể làm được điều đó. Tuy nhiên ở nước ta còn nhiều khó khăn để áp dụng được mong muốn đó cho tất cả học sinh.

Trang Nguyễn - [email protected]: Gửi cô giáo Hiền, theo cô, các học sinh tiểu học có dễ dàng tiếp cận với thiết bị này không? Tôi sợ là nó có quá nhiều thao tác phức tạp mà các em không thể nhớ được.

Bà Nguyễn Thị Hiền: Theo tôi, học sinh tiểu học ở Hà Nội và các thành phố lớn, các em đã được làm quen với công nghệ thông tin nên việc sử dụng SGK điện tử không khó khăn, học sinh sẽ nhanh chóng làm quen với các thao tác sử dụng SGK điện tử vì các thao tác này cũng đơn giản.

Đạo Thùy - [email protected]:Thưa cô Nguyễn Thị Hiền, cô nghĩ giáo viên có cần dùng SGK điện tử không? Nhất là Giáo viên cấp 1, khi mà lượng kiến thức và số môn học còn rất ít?

Bà Nguyễn Thị Hiền: Không nên nghĩ rằng lượng kiến thức và các môn học của học sinh tiểu học là ít, vì vậy giáo viên tiểu học nếu được trang bị SGK điện tử cũng làrât tốt, sẽ tạo điều kiện để giáo viên dạyhayhơn, học sinh học hứng thú hơn.

Ngọc Thành Chấn 32 tuổi: Tôi lo ngại con tôi còn nhỏ và hiếu động sẽ làm rơi vỡ thiết bị Classbook? Các thầy cô có thể cho các bậc phụ huynh có con học tiểu học như tôi một lời khuyên để bảo quản thiết bị tốt hơn?

Bà Nguyễn Thị Hiền: SGK điện tử như một ipad, cho nên việc bảo quản cũng không có gì khó khăn, cần có một bao bảo vệ ở bên ngoài và phải tạo cho trẻthói quengiữ gìn đồ dùng học tập như cái bút, như quyển vở, như quyển giáo khoa bình thường.

Lê Thị Huyền - Nữ: Tôi có con đang học cấp 1, việc học viết của con khá là quan trọng, tôi cũng muốn mua sách giáo khoa điện tử để con đỡ phải mang nặng đến lớp, nhưng tôi băn khoăn liệu khi dùng thiết bị này và tất cả các thao tác cũng thực hiện trên đấy thì kỹ năng viết của con sẽ bị kém đi không?

Bà Nguyễn Thị Hiền: Khi dùng bất cứ một thiết bị nào để dạy và học đều có mặt tính cực và hạn chế. SGK điện tử có rất nhiều mặt tích cực. Tuy nhiên giáoviên dạy phải biết kết hợp để không ảnh hưởng đến việc rèn kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng viết. Ở đây vai trò của giáo viên cần phải phát huy tác dụng rất cao trong việc rèn kỹ năng vì không phải tất cả thời gian học ở trên lớp các con chỉ sử dụng SGK điện tử, mà còn dành thời gian đểrèn kỹ năng, do vậy các bậc phụ huynh không nên quá lo ngại.

Mikhal Lê - Nam: Xin được hỏi cô Hiền, đối với học sinh tiểu học, mức độ sử dụng sách giáo khoa điện tử so với sách giấy truyền thống thế nào là phù hợp?

Bà Nguyễn Thị Hiền: Theo tôi, ở bậc tiểu học những môn học sau đây hoàn toàncó thể sử dụng SGK điện tử: Âm nhạc, Mỹ thuật, Tiếng anh, Tự nhiên Xã hội, Đạo đức. Các môn Toán, Tiếng việt cần phải kết hợp với SGK giấy vì các bộ môn này học sinh cần phải rèn kỹ năng rất nhiều.

Phạm Văn Bốn - Nam 45 tuổi: Thưa thầy Văn Như Cương, thầy nghĩ thế nào về việc trang bị cho học sinh một thiết bị đắt tiền như SGK điện tử? Con tôi đi học chính hay đi học thêm mang theo SGK điện tử sẽ phải đối diện với nguy cơ bị cướp giật? Chẳng lẽ lúc nào tôi cũng phải kè kè đưa đón con hay sao?

PGS Văn Như Cương: Đúng là 4,8 triệu đồng là số tiền lớn đối với một số người và nếu bị mất hoặc bị cướp thì cũng gay. Nhưng tôi thấy rằng nhiều học sinh bây giờ sử dụng các thiết bị hiện đại như điện thoại di động đắt tiền, máy tính bảng (hơn 10 triệu đồng), cố nhiên đây là một số thôi. Bởi vậy nếu classbook là rất có lợi, ta nên mua thì phụ huynh và học sinh phải cẩn thận để bảo vệ nó.

Nguyễn Minh Tùng - Nam 35 tuổi: Khả năng kết nối thiết bị SGK điện tử với các mô hình đào tạo từ xa như thế nào!

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Classbook hỗ trợ kết nối internet qua wifi. Vì vậy, thiết bị có thể kết nối đến các dịch vụ đào tạo từ xa cả trong mạng LAN và trực tuyến trên internet. Tuy nhiên, kết nối internet sẽ được kiểm soát để đảm bảo rằng các em chỉ truy cập được vào các trang web phục vụ học tập đã được xác minh trước.

Nguyễn Ngọc Chiến - [email protected] - Nam 18 tuổi: Thưa thầy Văn Như Cương! Mới đây Thầy có gửi 01 bức tâm thư tới phụ huynh học sinh nhân ngày khai giảng. Trong đó có nói tới rất nhiều điều nên và không nên trong cách giáo dục con cái. Thầy có thể chia sẻ thêm, để các bậc phụ huynh biết cách lấp đầy những khoảng trống trong cách giáo dục con của mình không? Vì có rất nhiều người nhận ra điều nên và không nên đó, nhưng lại không thể làm được một cách triệt để. Em cảm ơn Thầy!

PGS Văn Như Cương: Giáo dục con cái là nhiệm vụ, trách nhiệm của tất cả các bậc phụ huynh nhưng phương pháp giáo dục thì mỗi người quan niệm theo mỗi cách khác nhau. Đáng tiếc là chúng ta chưa có những lớp học, khóa học cho những người sẽ hay đang làm cha, làm mẹ, thậm chí là làm ông, làm bà. Chúng ta đành phải tham khảo trên báo chí và phải rút kinh nghiệm bản thân, học tập bạn bè... Vì thế, tâm thư của tôi chẳng qua là một sự trao đổi của một người tương đối nhiều tuổi đối với các phụ huynh của tôi với những người còn trẻ. Những điều tôi nói có thể phù hợp hoặc không phù hợp nhưng tôi vẫn muốn trao đổi để chúng ta cùng có những quan niệm thống nhất về cách dạy dỗ con cái.

Cao Anh Tâm - [email protected] - Nam 13 tuổi: Cho con hỏi về việc các giáo viên có thật sự chấp nhận việc dùng clasbook.V à thật sự classbook có gây sự tò mò, kì thị, bất công trong lớp học không. Có thể giáo viên sẽ không chấp nhận việc xáo trộn này...

PGS Văn Như Cương: Cái gì mới thì bước đầu vẫn vấp phải sự phản ứng theo kiểu này hay theo kiểu khác. Cho nên tôi mới nói phải có thời gian. Theo tôi sẽ không xảy ra sự kỳ thị giữa các em học sinh trong lớp nếu như tất cả học sinh đều có classbook. Vì thế, ta vẫn cần có thời gian để tất cả học sinh đều muốn sử dụng và có điều kiện để mua classbook.

Lê thị thu phương - [email protected] - Nữ 45 tuổi: Tôi rất quan tâm đến sách giáo khoa điện tử nhưng liệu có thể thay thế hoàn toàn cho bộ sách giao khoa các cháu đang sử dụng không?

PGS Văn Như Cương: Theo tôi thì hiện nay sách giáo khoa điện tử đã chép nguyên toàn bộ sách giáo khoa giấy, bởi vậy không bỏ sót một vấn đề gì. Cái lợi của classbook là có những phần mà sách giáo khoa không có được, chẳng hạn như phát âm tiếng Anh, một bài văn về lão Hạc thì có một đoạn phim minh họa hoặc một bài thơ thì có giọng đọc truyền cảm... Tuy nhiên điều đó đối với một số môn như Toán, Lý... thì cũng chưa minh họa được nhiều thậm chí có thể nói là chưa minh họa được gì.

Nguyễn Ngọc Chiến - [email protected] - Nam 18 tuổi: Thưa cô Nguyễn Thị Hiền. Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm mấy năm gần đây được coi là trường điểm của TP Hà Nội. Làm thế nào để 1 cái tên mới lại ghi dấu ấn đậm nét như thế trong ngành giáo dục?

Bà Nguyễn Thị Hiền: Năm học 2013-2014 là năm học thứ 17 của trường Đoàn Thị Điểm, trong 17 năm qua trường của chúng tôi kiên trì với định hướng giáo dục dạy người song song với việc dạy chữ. Theo tôi, những học sinh lần đầu tiên cắp sách tới trường tiểu học, các em như những tờ giấy trắng, vẽ gìtrên những tờ giấy trắng đó là trách nhiệm của người thầy. Xác định được tầm quan trọng trong việc dạy làm người cho học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học, nên trường của chúng tôi đã có rất nhiều biện pháp để giáo dục học sinh, đây là thế mạnh của trường và đây cũng là sức hút của nhà trường đối với các bậc cha mẹ học sinh, trong khi các trường khác chưa quan tâm lắm đến dạy làm người cho học sinh. Vì vậy mà trường Đoàn Thị Điểm đã là một địa chỉ đáng tin cậy trong ngành giáo dục.

Nhật Mai - [email protected] - Nữ 30 tuổi: Trên thực tế, học sinh thường phải sử dụng đồng thời 2 cuốn sách giáo khoa và sách bài tập khi làm bài. Trên Classbook, việc này có được thực hiện dễ dàng không?

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Việc mở đồng thời nhiều quyển sách và chuyển đổi qua lại trên classbook rất thuận tiện.

Đỗ Minh Ngọc - Nam 22 tuổi: Hiện nay ở Việt Nam SGK điện tử đã được áp dụng thí điểm và chính thức ở các trường học nào?

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Sách giáo khoa điện tửđã đượctriển khaithí điểm tại khoảng 80 trường tập trung chủ yếutại Hà Nội, TP HCM, Hải Phòngvà Đà Nẵng. Tuy nhiên, học sinh tại bất cứ trường nào trên toàn quốc đều có thể sử dụng classbook như một thiết bị thay thế cho sách giáo khoa.

Hoàng Thị Thanh - Nữ 22 tuổi: Chúng tôi đã xây dựng 1 nhóm “Đến với Trường Sa” với mong muốn hỗ trợ tốt nhất cho những người đang ngày đêm đứng trên tuyến đầu tổ quốc đầy gian khó! Chúng tôi muốn hỏi là thiết bị SGK điện tử có hoạt động hữu hiệu với các học sinh ở Trường sa hay không?

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Sản phẩm sách giáo khoa điện tử sẽ hữu hiệu với các em học sinh dù các em sống ở bất cứ nơi nào vì trọn bộ sách giáo khoa được cài đặt sẵn. Đặc biệt với các chức năngưu việt của classbook, các em học sinh ở những vùng xa xôi như Trường Sa sẽ có thêm sự trợ giúp trong việc học tập đặc biệt là môn ngoại ngữ.

Nguyễn Thị Các - Nữ: Không phải học sinh nào cũng có điều kiện mua SGK điện tử. Chắc chắn sẽ có những cháu rất buồn vì bạn có sách mà mình thì không. Là một người thầy, trong trường hợp ấy ông có cảm nhận ra sao? Ông sẽ làm thế nào để các em xua tan mặc cảm?

PGS Văn Như Cương: Nếu trong một lớp học mà người dùng sách giấy, người dùng classbook thì theo tôi không nên áp dụng việc dạy theo classbook.

Hoàng Trọng Quỳnh - [email protected] - Nam 30 tuổi: Thưa cô Nguyễn Thị Hiền! Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm có ủng hộ và cho phép học sinh sử dụng Classbook không thưa cô?

Bà Nguyễn Thị Hiền: Trường Đoàn Thị Điểm ủng hộ và động viên học sinh sử dụng Classbook.

Vũ Thị Nam Trang - [email protected] - Nữ 29 tuổi: Có rất nhiều Chương trình của Bộ Giáo dục đào tạo như: “Phổ biến kiến thức An Toàn giao thông”, “Phổ biến kiến thức pháp luật” hiện đang triển khai thì liệu có lộ trình đưa vào nội dung của thiết bị SGK điện tử được không?

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Bên cạnh sách giáo khoa, học sinh có thể khai thác thêm kho sách tham khảo và các ứng dụng hỗ trợ học tập với nội dung phong phú và liên tục cập nhật thêm. Chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị khác để đưa các chương trình của Bộ Gíao dục Đào tạo mà bạn đã nêu lên classbook.

Trần Thùy Linh - Nữ: Tôi cũng muốn đầu tư cho con sách điện tử này vì công nhận là nó hấp dẫn với trẻ em. Nhà có hai anh em nên cũng không đến nỗi lãng phí. Tuy nhiên cho con mang sách điện tử đến trường thì nói thật là tôi không dám. Tôi sợ bị mất cắp sách, sợ con không an toàn khi có tài sản giá trị trong cặp sách đi học. Nếu sử dụng sách giáo khoa điện tử là chủ trương của Bộ GD thì các nhà trường có những biện pháp gì để giúp các em giữ gìn tài sản riêng khi đến lớp?

Bà Nguyễn Thị Hiền: Tôi không biết các trường khác như thế nào, nhưng ở trường Đoàn Thị Điểm, việc bảo quản đồ dùng học tập của học sinh đã được nhà trường quan tâm triệt để từ việc giáo dục tính trung thực cho học sinh, cho nên trường chúng tôi không lo việc mất những đồ dùng có giá trị của học sinh. Tôi tin rằng bất cứ một trường nào nếu cho học sinh sử dụngSGK điện tử cũng phải có biện pháp bảo quản cho các con.

Đỗ Bằng Ninh - Nam: Tôi muốn hỏi cô Nguyễn Thị Hiền: Tiểu học Đoàn Thị Điểm là một trường có chất lượng giáo dục uy tín hàng đầu hiện nay. Nếu sử dụng sách giáo khoa điện tử trong nhà trường, cô nghĩ nó sẽ đóng vai trò thế nào trong công tác giảng dạy? Liệu SGK điện tử có nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của trường Đoàn Thị Điểm không?

Sách giáo khoa điện tử dành cho ai?

Bà Nguyễn Thị Hiền: Như tôi đã nói SGK điện tử có nhiều mặt tích cực, tuy nhiên cũng có những hạn chế. Nếu đội ngũ giáo viên của trường tôi biết kết hợp sử dụng SGK điện tử và SGK giấy một cách hài hòa, có nghĩa phát huy mặt tích cực, hạn chế tiêu cực thì chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ tốt hơn. Tuy nhiên đây cũng không phải là lý do chính để quyết định chất lượng giáo dục của một nhà trường vì để có được chất lượng giáo dục tốt trong một nhà trường cần phải có sự phối kết hợp của nhiều nhiều yếu tố khác.

Đỗ Thị Minh Điểm - [email protected] - Nữ 31 tuổi: Tác dụng của sách giáo khoa điện tử thì ai cũng biết nhưng từ lứa tuổi nào thì trẻ mới nên dùng sách giáo khoa điện tử?

PGS Văn Như Cương: Chào bạn, theo tôi ngay lớp 1 có thể dùng sách giáo khoa điện tử nhưng cố nhiên là phải dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo và phần nào của bố mẹ.

Nguyễn Minh Tùng - Nam 35 tuổi: Thưa PGS Văn Như Cương, ông có thể đánh giá toàn bộ nội dung của SGK điện tử (classbook) xem có những ưu, nhược điểm gì và có phù hợp với chất lượng dạy và học ở Viêt Nam hiện nay hay không?

PGS Văn Như Cương: Ai cũng thấy sách giáo khoa điện tử (classbook) nhẹ hơn sách giấy nhiều. Nhưng điều đó theo tôi không phải là quan trọng lắm, vấn đề quan trọng là classbook có giúp cho việc học và dạy tốt hơn hay không. Tôi quan tâm đến môn Toán (môn mà tôi là một trong những người viết sách giáo khoa), đặc biệt là môn Hình học không gian. Tôi chờ đợi ít nhất là trong các hình vẽ của môn hình học không gian, classbook sẽ có được những ưu điểm nổi trội hơn sách giấy, chẳng hạn các hình vẽ trong sách giấy được chuyển thành hình 3D để cho học sinh quan sát hình dung một cách dễ dàng hơn. Các hình vẽ phải làm thế nào để có thể chuyển động, có thể quan sát ở góc cạnh này hay góc cạnh khác - điều mà sách giấy không thể làm được. Chính vì vậy mà các thầy giáo thường phải dùng các mô hình trực quan bằng giấy, bằng bìa để cho học sinh hiểu rõ. Công việc này hết sức phức tạp cho classbook nhưng dứt khoát phải làm. Tôi hy vọng rồi đây những người xây dựng cho các bộ môn học như vậy sẽ làm tốt hơn. Muốn vậy phải có sự đóng góp của những nhà chuyên môn, các người viết sách giáo khoa và những thầy cô giáo giảng dạy trực tiếp bộ môn này.

Vân anh - [email protected] - Nữ 32 tuổi: Đối với học sinh lớp 1 việc dùng SGK điện tử có phù hợp không?

Bà Nguyễn Thị Hiền: Theo tôi, học sinh lớp nào cũng có thể sử dụng SGK điện tử, sử dụng tốt hay không còn phụ thuộc vào thầy cô giáo và các bậc cha mẹ học sinh. Người lớn cần phải hướng dẫn các con việc sử dụng như thế nào, khi nào cần sử dụng...

Nguyễn Đức Viết - Nam 45 tuổi:Classbook đúng là rất tiện dụng, tôi muốn mua cho con nhưng lại lo vì tuổi học sinh rất hiếu động nghịch ngợm, EDC có nghĩ nên thiết kế một hộp chống mưa, va đập mạnh để bảo quản máy được tốt hơn không?

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Sản phẩm classbook có sẵn một vỏ da được thiết kế riêng giúp bảo quản thiết bịtốt hơn khi bị va đập. Trên thực tế, khi triển khai thí điểm tại trường Thực nghiệm Hà Nội, giáo viên đã nhận thấy rằng, qua một thời gian ngắn sử dụng thiết bị bản thân ý thức giữ gìn đồ dùng của các em được tăng lên rõ rệt.

Lê Anh Chiến - Nam 32 tuổi:Tôi vừa mua cho con một chiếc SGK điện tử, có một nhược điểm đó là classbook khởi động khá lâu, có cách nào để classbook khởi động nhanh hơn không?

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Cũng tương tự như máy tính bảng hay điện thoại thông minh, bạn không nhất thiết phải tắt máy. Bạn có thể chỉ cầntắt màn hình và vì vậy sẽ không phải khởi động lại mỗi khi muốn sử dụng.

Nguyễn Thị Như Hoa - [email protected] - Nữ 40 tuổi: Giờ tôi mới nghe thấy nói đến SGK điện tử.Vậy những cấp học nào có thể sử dụng?Cách sử dụng? Có thể mua sách ở đâu?

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Sản phẩm classbook là thiết bị học tập dành cho học sinh và giáo viêntừ lớp 1đến lớp 12với chức năng cơ bản là trọn bộsách giáo khoa điện tử. Bạn có thể truy cập vào trang web: classbook.vn để biết thông tin về sản phẩm và địa chỉ cung cấp.

Nguyễn Công Thủy - [email protected] - Nam 34 tuổi: SGK điện tử được áp dụng bằng cách nào để quản lý và nếu không quản lý được, tác dụng của SGK điện tử sẽ đi ngược lại với điều mong muốn. Nếu SGK do một nhà sản xuất lậu thì ai đảm bảo được ứng dụng gì ở trong đó, kết quả sẽ như thế nào. Mong các khách mời giải đáp dùm. Xin cảm ơn.

Ông Phạm Thúc Trương Lương: Classbook là sản phẩm của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Nội dung sách giáo khoa trên classbook hoàn toàn tương đương với sách giáo khoa trên giấy. Công nghệ của classbook đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, tính bảo mật và bản quyền của nội dung và vì vậy sẽ không thể sản xuất lậu.

Theo Giadinh.net.vn
  • 2.413