Sao chổi có thể tồn tại ngoài hệ mặt trời

  •  
  • 1.641

Các nhà thiên văn học Mỹ cho hay đã phát hiện sáu vật thể nhiều khả năng là sao chổi xung quanh các ngôi sao xa xôi, dấu hiệu cho thấy sao chổi cũng phổ biến ở ngoài kia chứ không phải là điểm đặc biệt của hệ mặt trời.

Sao chổi cũng phổ biến ở các hệ sao khác
Sao chổi cũng phổ biến ở các hệ sao khác

Các nhà nghiên cứu của Đại học California ở Berkeley và Đại học Clarion ở Pennsylvania (Mỹ) cho hay, những đĩa khí và bụi khổng lồ đều bao quanh mọi ngôi sao nằm ngoài hệ mặt trời.

Điều này cho thấy nhiều khả năng sao chổi cũng là "cư dân" thường xuyên trong các hệ thống đó, theo Guardian.

“Đây là một dạng mắt xích đứt đoạn trong các nghiên cứu về sự hình thành hành tinh hiện tại”, theo nhà thiên văn học Barry Welsh của Đại học California ở Berkeley.

“Chúng tôi thấy các đĩa bụi, có lẽ là vật liệu cơ bản để tạo hình hành tinh, xung quanh vô số ngôi sao, và chúng tôi thấy các hành tinh, nhưng lại không thấy thêm những vật thể trung gian: vật thể hành tinh giống tiểu hành tinh và sao chổi”, chuyên gia Welsh nói.

Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi khi các chuyên gia phát hiện sáu hệ thống sao chổi mới đã được phát hiện từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2012, nhờ vào kính viễn vọng 2,1 mét thuộc Đài quan sát McDonald ở Texas (Mỹ).

Theo Thanh Niên
  • 1.641