Sẽ mất mát bao nhiêu nếu đại dịch cúm xảy ra?

  •  
  • 106

 * Nghiên cứu dự báo của World Bank tại VN công bố hôm 12-10-2005 với ba “kịch bản” khác nhau (trích giới thiệu dưới đây) là một tham khảo đáng lưu ý.

Đợt cúm gà đầu tiên năm 2004, doanh thu từ gia cầm ở VN giảm 15%. Do lẽ ngành gia cầm chiếm 0,55% GDP của VN nên tổn thất xấp xỉ 0,08% GDP. Cụ thể, có 45 triệu gia cầm chết hay bị tiêu hủy trong đợt 1 này. Giá trung bình ở trại gà là 1 USD/ kg, thiệt hại trong đợt cúm đầu tiên này khoảng 45 triệu USD. Biết rằng GDP của VN năm 2004 là 45,4 tỉ USD, tổn thất tương đương 0,1% GDP.

Tổn thất trực tiếp nơi nông nghiệp

Đợt cúm gà đầu tiên năm 2004, doanh thu từ gia cầm ở VN giảm 15%. Do lẽ ngành gia cầm chiếm 0,55% GDP của VN nên tổn thất xấp xỉ 0,08% GDP. Cụ thể, có 45 triệu gia cầm chết hay bị tiêu hủy trong đợt 1 này. Giá trung bình ở trại gà là 1 USD/ kg, thiệt hại trong đợt cúm đầu tiên này khoảng 45 triệu USD. Biết rằng GDP của VN năm 2004 là 45,4 tỉ USD, tổn thất tương đương 0,1% GDP.

Có những tổn thất khác nữa kèm theo, trong đó phải nói đến trứng. Tổng sản lượng trứng năm 2004 giảm còn 3.939 triệu quả so với 4.852 triệu quả năm 2003 do cúm gia cầm. Biết rằng giá trứng là 5 cent/ quả, thiệt hại tổn thất trứng sẽ lên đến 46 triệu USD. Nếu tính tỉ lệ giá trị thặng dư là 65%, tổn thất từ trứng tương đương 0,07% GDP.

Trở ngược lên “thượng nguồn” của ngành gia cầm sẽ còn là công nghiệp thức ăn gia súc, bán sỉ, bán lẻ thịt... Nếu tính đổ đồng giá gà thịt ở thành thị là 2 USD/ kg, gấp đôi giá ở trại gà, 1 USD giá trị thặng dư này cũng sẽ tính vào tổn thất của GDP. Tất nhiên, do cúm gà nên ngành chăn nuôi lợn đã thế chỗ, tăng 12% bầy đàn trong năm 2004 (so với năm 2003 chỉ tăng có 8%) tính trên GDP, tương đương 0,05%.

Tổn thất trực tiếp trong nông nghiệp sẽ là 0,12% GDP.

Tổn thất gián tiếp: du lịch và lạm phát

Đợt cúm mùa đông 2004 đã không tác động lớn đến ngành du lịch ở VN, chủ yếu do các nước khác đã không có những hạn chế di chuyển hàng không đến VN. Trong khi trước đó, dịch SARS đã làm giảm số lượng du khách trong ngắn hạn. Đợt cúm mùa đông 2005 này, nếu bùng nổ, sẽ gây tác động lớn hơn nếu như nỗi lo sợ lây từ người sang người trở nên tràn lan hơn.

Một tác động gián tiếp khác của đợt cúm 2004 là lạm phát tăng, chủ yếu trong sáu tháng đầu năm. Cùng với giá dầu và giá nguyên liệu trên thế giới tăng, việc giá thực phẩm (thay thế thịt gà, vịt) tăng đã đẩy lạm phát lên đến 9,5%. Có thể giá thực phẩm tăng giúp nông dân tăng thêm thu nhập.

Các biện pháp phòng chống

1/ Tiêu hủy và đền bù

2/ Bảo vệ an toàn sinh học và kiểm soát lưu thông gia cầm.

3/ Chủng ngừa rộng rãi gà vịt...

Hai biện pháp trên nhằm giảm tốc độ lây lan giữa gà vịt với nhau và từ đó giảm nguy cơ lây lan cho người. Biện pháp thứ nhất quyết định việc nông dân có tham gia khai báo dịch nơi đàn gà của mình hay không, quyết định đến khả năng dập tắt ổ dịch. Nhờ việc nâng trợ cấp đền bù vào tháng 6-2005, mặt khác do giá thịt gà trên thị trường cũng tăng, mà nông dân cảm thấy được khuyến khích khai báo dịch hơn.

Biện pháp chủng ngừa nay mới được tiến hành, đến cuối tháng mười một, theo kế hoạch, sẽ hoàn tất mục tiêu ban đầu là chủng cho 60 triệu con, kinh phí khoảng 6 triệu USD. Nếu chủng ngừa suốt năm, kinh phí sẽ là 22 triệu USD. Chính phủ gần đây vừa quyết định dành 41 triệu USD/ năm cho việc tiêu hủy, đền bù, kiểm soát an toàn sinh học và lưu thông gia cầm.

Có thể sau hai năm sẽ thôi phải chủng ngừa. Trước mắt, tiêm chủng cho gà sẽ không ngăn được trọn vẹn việc lây lan nơi gà. Thế cho nên để ước tính thiệt hại sẽ là bao nhiêu, tùy thuộc nơi số gà cần tiêu hủy. Có ba “kịch bản” khác nhau cho dù cùng tiến hành một chiến dịch chủng ngừa cho gà như nhau:

a/ Thành công: tiêu hủy chỉ bằng 10% so với năm 2004, thiệt hại cho nông nghiệp cũng chỉ bằng 10%.

b/ Thất bại hoàn toàn: tiêu hủy và thiệt hại ngang với năm 2004.

c/ Thất bại trung bình: tiêu hủy và thiệt hại chỉ bằng 50% năm 2004.

Tổn thất chung cho xã hội

Các biện pháp kiểm soát dịch tễ không khác gì đầu tư: trước mắt phải tốn hao, song về lâu về dài sẽ bớt thiệt hại. Đừng xem trợ cấp, đên bù như là chi phí cho xã hội, tuy rằng đối với các nước đang phát triển, lập ra một kinh phí mới chính là một gánh nặng. Tại VN, có thể tạm tính ra rằng cứ mỗi USD chi cho việc đền bù cho nông dân, trong thực tế xã hội chỉ tốn hao có 50 cent (nhờ tránh khỏi những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp đã nêu ở trên).

Cần gì để thành công?

Tại sao WB lại đặt ra khả năng thất bại hoàn toàn? Bởi vẫn còn những nguy cơ đe dọa phá vỡ các nỗ lực trên.

Tuần báo Newsweek 31-10-2005 đã thuật lại một chi tiết chua cay từ chuyến đi khảo sát cúm ở châu Á của Bộ trưởng Y tế Hoa kỳ Leavitt: “Thật khó mà khiến người ta ý thức rằng nguy cơ có thể ở mọi nơi, mọi lúc khi mà thu nhập hằng năm đầu người chỉ là 600 USD và rằng cả một gia đình sống bằng vào đàn gà vịt của họ”. Phát biểu trong một cuộc họp báo, ông bộ trưởng kể lại có đi thăm một gia đình ở VN. Ở đó đã có lệnh tiêu hủy đàn gà sau khi có dấu hiệu của cúm gà. Họ đã hủy chúng một cách “sơ sài”, rồi ăn thịt những con có vẻ như không bị bệnh. Chỉ nội nhật trong tuần đó họ ngã bệnh nặng, song đã qua khỏi.

Tường thuật trên đủ để tóm tắt vấn nạn hiển hiện trong cuộc chiến phòng chống dịch cúm ở VN là: đây không phải là bài toán cuả mây con gà mà là bài toán của cuộc sông. Không ít người dân sống trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ đàn gà, vịt, chim đã phải chặc lưỡi: chết đâu chưa thấy, thấy chết đói!

Để thuyết phục được người dân tiếc của (70% trong 12 triệu gia đình nông dân có nuôi gà), sô tiên đên bù là một lẽ, nhưng “trọng lượng thực tế” của những đền bù đó là bao nhiêu có khi lại là một lẽ khác. Đã có những trường hợp “ăn hớt” của người nông dân hay đền bù “lâu lắc”. Phải chăng chính điều này quyết định phần lớn sự chấp hành/ không chấp hành lệnh tiêu hủy?

DANH ĐỨC

Theo Tuổi Trẻ Online
  • 106