Sống "buông thả" để tránh tuyệt chủng?

  •  
  • 2.674

Chí ít đó cũng là bí quyết của loài ong, khi những con ong chúa “cặp kè” với 15 bạn tình trở lên sẽ xây dựng nên những tổ ong khỏe mạnh, đông đúc hơn.

>>> Đàn ong sẵn sàng đàn áp quyết liệt đối thủ

Nghiên cứu mới nhất của các nhà côn trùng học cho thấy, bí mật của các tổ ong lớn chính là ong chúa của chúng không chịu chung thủy, “ăn đời ở kiếp” với một bạn tình duy nhất. Ong chúa càng có đời sống tình dục tự do thì tổ ong đó càng chứa nhiều vi khuẩn có lợi. Cả đàn nhìn chung có sức khỏe tốt hơn và có khả năng sinh sản cao hơn.

Những đàn ong có ong chúa sống "tự do" sẽ có xu hướng khỏe mạnh hơn, sinh sản nhiều hơn.
Những đàn ong có ong chúa sống "tự do" sẽ có
xu hướng khỏe mạnh hơn, sinh sản nhiều hơn.

Theo DailyMail, các nhà khoa học tin rằng, vi khuẩn chính là yếu tố then chốt quyết định sức khỏe của loài ong. Cũng như con người, chúng cũng được hưởng lợi từ các vi khuẩn vi sinh. Những đàn ong có ong chúa “buông thả” sẽ đa dạng về mặt gene hơn, và tỏ ra sống hòa hợp với vi khuẩn hơn.

Phát hiện này được cho là sẽ giúp bảo tồn loài ong, vốn đang suy giảm số lượng một cách đáng báo động thời gian gần đây do dịch bệnh. “Những đàn ong đa dạng sẽ sở hữu khoảng 1100 loài vi khuẩn có lợi, trong khi con số này ở những đàn ong thuần chủng chỉ khoảng hơn 700”, chuyên gia Heather Mattila của Đại học Wellesley cho biết.

Tuy nhiên, việc ong chúa sống “buông thả” là một hành vi khá bất thường ở các loài côn trùng. Phần lớn ong chúa, kiến chúa và ong bắp cày chúa đều chỉ kết đôi với một bạn tình duy nhất và tạo ra những đàn ong có quan hệ huyết thống mật thiết.

Theo Daily mail, Vietnamnet
  • 2.674