Xây dựng hệ thống dự phòng, giám sát kháng thuốc điều trị HIV/AIDS

  •  
  • 323

Viện vệ sinh Dịch tễ Việt Nam, Chương trình cứu trợ HIV/AIDS Khẩn cấp của Tổng thống Mỹ (PEPEAR) tại Việt Nam, Chương trình AIDS toàn cầu của CDC ở Khu vực châu Á và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đồng tổ chức “Hội nghị Dự phòng, giám sát và theo dõi kháng thuốc, điều trị HIV ở châu Á”, từ ngày 27 đến 31-3 tại Hà Nội.

Hơn 100 chuyên gia dịch tễ lâm sàng của Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Thuỵ Sĩ và Mỹ đã thảo luận các chiến lược quốc gia và khu vực về phòng kháng thuốc, kháng virus, giám sát và theo dõi tình hình điều trị thuốc phòng chống HIV ở châu Á.

Châu Á là một trong những quốc gia có tốc độ lây lan dịch HIV cao trên thế giới chỉ sau các nước châu Phi, điều đó đồng nghĩa với nguy cơ người bệnh thiếu thuốc và đối mặt với virus sẽ kháng thuốc điều trị. Lý do là người bệnh sử dụng không đúng liều, không theo đúng chỉ dẫn… sẽ đẩy người bệnh và hệ thống y tế của các quốc gia châu Á vốn đã nghèo càng thêm khó khăn trong công tác phòng bệnh.

Để nâng cao khả năng ứng phó với đại dịch, theo kinh nghiệm của chuyên gia quốc tế, các quốc gia châu Á cần phải thống nhất cách tiếp cận giữa quốc gia và khu vực về phòng chống kháng thuốc điều trị HIV; xây dựng kế hoạch hành động; dự trù kinh phí cho các hoạt động theo dõi giám sát kháng thuốc điều trị HIV ở từng quốc gia; xây dựng kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật giúp các nước triển khai nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Từ đầu năm 2006, Việt Nam đã triển khai thí điểm chương trình theo dõi việc điều trị thuốc kháng virus cho hơn 70 người nhiễm HIV ở Hà Nội. Từ năm 2004, Việt Nam là một trong số 15 quốc gia được PEPFAR hỗ trợ triển khai chương trình dự phòng, chăm sóc, trợ giúp và điều trị người nhiễm HIV. Riêng năm nay, PEPFAR đã cam kết hỗ trợ công tác phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam 34 triệu USD.

Theo TTXVN, TTO
  • 323