Thêm 1 giả thuyết mới về nơi Trái Đất - khi sự sống bắt đầu

  •  
  • 4.602

Nghiên cứu mới ủng hộ giả thuyết sự sống phức tạp, bao gồm cả những loài động vật có thể đã từng tiến hóa một lần trước khi lịch sử nhân loại biết đến.

Cụ thể, nghiên cứu tìm thấy cách đây 2,3 tỷ năm Trái Đất đã có một bầu không khí "tràn ngập" oxy, khoảng thời gian "tiệm cận" thời kỳ Trái Đất nguyên thủy.

Phát hiện quan trọng này được gọi là "sự kiện" Lomagundi, cho phép tổ tiên của nhiều loài động thực vật từ bậc thấp tới bậc cao tồn tại cách đây hàng tỷ năm trên hành tinh của chúng ta.

Tình trạng xuất hiện oxy dày đặc xảy ra trong những năm đầu của Đại cổ Nguyên Sinh.
Tình trạng xuất hiện oxy dày đặc xảy ra trong những năm đầu của Đại cổ Nguyên Sinh.

Theo ông Micharl Kipp, nhà khoa học tại Đại học Washington ở Settle, Mỹ, đồng thời là người đứng đầu nghiên cứu cho hay: "Tình trạng xuất hiện oxy dày đặc xảy ra trong những năm đầu của Đại cổ Nguyên Sinh, sớm hơn giai đoạn "thảm họa oxy" (GOE), có liên quan tới loạt carbon đồng vị, được biết đến là "sự kiện" Lomagundi".

Trái Đất từng tồn tại "ốc đảo oxy" cách đây 2,3 tỷ năm?

Những phân tích hóa học của đá Lomagundi cho thấy, lượng carbon hữu cơ bị chôn vùi sâu dưới đáy đại dương đột nhiên tăng vọt.

Nhóm nghiên cứu cho hay, hàm lượng Selen (Se) và Se trong tổng lượng carbon hữu cơ có tỷ lệ rất cao trong thời gian này.

Sự hiện diện của Selen cho thấy bầu khí quyển cách đây 2,3 tỷ năm có chứa oxy. Selen xuất hiện khi đá đang bị xói mòn bởi khí trong bầu khí quyển và dưới sự ảnh hưởng của địa chất, Selen bị trôi dạt và tích tụ dưới đáy đại dương.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lý do gây tranh cãi về việc tại sao bầu khí quyển của chúng ta lại mất đi oxy, khi mà trước đó nó từng tồn tại rất nhiều.

Theo nghiên cứu được công bố vào tháng 9/2016 cho hay, suốt 800.000 năm qua, lượng oxy trên Trái Đất liên tục sụt giảm, chạm ngưỡng 0,7%. Mặc dù con số này không đủ để gây hại tới sự sống của loài người và muông thú, song vẫn khiến các nhà khoa học phải "điên đầu" truy tìm lý do trong nhiều năm qua.

Để giải đáp câu hỏi khó này, Kipp và những đồng nghiệp của ông vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và phân tích hàm lượng Selen trong các lớp đá cổ ở dưới đáy đại dương.

Trái Đất đã từng có "ốc đảo oxy" trong một thời gian.
Trái Đất đã từng có "ốc đảo oxy" trong một thời gian.

Theo Timothy Lyons, nhà nghiên cứu tại Đại học California cho biết, lượng oxy phát hiện ở thời kỳ này có thể hỗ trợ sự sống cho nhiều loài sinh vật, hay thậm chí là cả một số loài động vật nữa.

Timothy cho rằng, Trái Đất đã từng có "ốc đảo oxy" trong một thời gian.

Kipp và các đồng nghiệp đã đo tỉ lệ đồng vị Selen hình thành trong đá Lomagundi ở những nơi khác nhau trên thế giới, và sau đó ước tính mức độ oxy hòa tan trong các biển cạn ở thời kỳ này.

Kết quả đo được ít hơn 5 micromol/l, ít hơn so với mức độ oxy hòa tan trong thời hiện đại là 325 micromol/l. Tuy nhiên, mức độ 0,9 micromol/l cũng có thể là mức oxy tối thiểu mà nhiều loài sinh vật biển bậc thấp có thể sinh tồn được.

Cập nhật: 24/01/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4.602