Thiên tài cũng như chúng ta

  •  
  • 2.397

Mọi người đều đã nghe về một vị giáo sư nổi khùng hay một nhà khoa học đãng trí. Nhưng nhìn sâu vào những khiếm khuyết bình thường và bất bình thường của một vài bộ óc vĩ đại thì thấy rằng các thiên tài cũng giống hệt chúng ta.

Albert Einstein, người tìm ra thuyết tương đối, cặp kè với một người phụ nữ khác khi ông đã có vợ. Người vợ thứ 2 của ông lại là một người chị họ. Ông sống với cô 5 năm trước khi ly dị người vợ đầu tiên và với người vợ này họ cũng đã có con trước khi kết hôn.

Charles Darwin, cha đẻ của thuyết tiến hoá, lại rất đau đầu trong việc quyết định có nên cưới vợ hay không. Ông liệt kê ra mọi lợi hại của việc kết hôn, chẳng hạn như người vợ sẽ "tốt hơn một chú cún nhưng lại vô cùng gây lãng phí thời gian". Cuối cùng ông kết hôn ngay sau đó với một người vợ và họ chung sống cả đời.

Richard Feynman, nhà vật lý đoạt giải Nobel, người đã giúp phát triển nên bom nguyên tử và tìm ra nguồn gốc của vụ nổ tàu con thoi Challenger, thường xuyên đi xem thoát y vũ tại một hộp đêm gần nhà ở California. Ông giải quyết các công thức và bài giảng chủ yếu ở đó. Mỗi lần giải lao ông lại ngắm nhìn các vũ nữ và trêu ghẹo họ. Trong khi đó, người vợ, lúc này là thứ 3 của ông, hoàn toàn thoải mái với việc này.

Charles Darwin

Charles Darwin (Ảnh: answers)

Sigmund Freud, người công bố cơ chế của sự tiềm thức trong hàng loạt bài viết và nhìn chung là một người đàn ông tốt, đã lao vào một cuộc ẩu đả với đám bạn chỉ vì ám ảnh bởi tính quyền năng của mình.

Isaac Newton, người đưa ra 3 thuyết chuyển động và một thuyết trọng lực, đã lớn lên dưới sự nuôi dưỡng của bà nội sau khi người cha chết đi và mẹ ông tái hôn với một người đàn ông mà Newton vô cùng ghét.

Newton thường xuyên lao vào những cuộc cãi lộn và châm chích vô cớ với bạn bè và đồng nghiệp. Đến nửa quãng đời, ông từng phải làm hết việc này đến việc khác, trong đó có cả những công việc tầm thường ở Nghị viện.

Marie Curie, người phát hiện ra năng lượng phóng xạ, sống với chồng trong một ngôi nhà hầu như không có đồ đạc gì bởi bà là người rất ghét làm việc nhà. Trong khi cặp đôi nghiên cứu trong một nhà kho dột thì họ có rất ít tiền và chỉ tự thưởng thức bằng cách ngồi bên lò sưởi với một tách trà nóng. Sau này bà đã nhận được 2 giải Nobel.

Paul Erdos, một trong những nhà toán học vĩ đại nhất thế kỷ 20 và lập nền móng cho ngành khoa học vi tính, sống chỉ với một cái vali và hầu như không biết kiếm tiền. Ông nói rằng tài sản là một thứ phiền phức và chỉ sống dựa trên sự bố thí lương thực và quần áo từ bạn bè.

Nhân tài cũng giống như người thường ở chỗ tài năng phải được phát hiện và nuôi dưỡng thì mới thành tài được. Nói theo cách khác, những sở trường mà các nhà thiên tài có được, như khả năng toán học, nhận thức và sáng tạo, cần phải được nuôi dưỡng cả về tinh thần và vật chất, nếu không tài năng sẽ bị thui chột ngay từ bé.

"Những thiên tài khoa học lớn lên trong sự bần hàn là vô cùng hiếm. Nếu như ở Tây Âu có vẻ như nở rộ các thiên tài vào cuối thế kỷ 19 thì đó phần lớn là do một tầng lớp xã hội phát triển, một cuộc sống gia đình ổn định và những cơ hội ngàn năm có một cho cả đàn ông và đàn bà", tác giả viết.

M.T.

Theo LiveScience, Vnexpress
  • 2.397