Tìm hiểu về băng phiến và cách xử trí khi bị ngộ độc băng phiến

Băng phiến là gì?
  •  
  • 3.809

Viên băng phiến (long não) thường được cho vào tủ quần áo để đuổi mối mọt, gián... Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, loại hóa chất này sẽ gây ngộ độc.

Băng phiến được sản xuất từ hóa chất Napthalen, lấy từ than đá hoặc từ quá trình tinh chế dầu hỏa. Naphtalen là chất rắn dạng tinh thể màu trắng và được ép thành viên gọi là băng phiến.

Naphtalen có tính thăng hoa, tức là có khả năng chuyển từ thể rắn sang thể khí mà không cần qua giai đoạn trung gian là chất lỏng ở điều kiện nhiệt độ bình thường. Băng phiến tự nhiên thường được chiết xuất từ nhựa của cây long não hoặc cây đại bi, nó cũng có thể được tổng hợp từ nhựa thông. Do vậy, viên băng phiến để trong tủ sẽ bay hơi tạo mùi xua đuổi côn trùng, rận rệp.

Băng phiến ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
Băng phiến ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

Từ năm 1907, băng phiến đã có dạng chất tổng hợp toàn phần, tất nhiên, băng phiến công nghiệp sẽ có công thức hóa học cũng như nguồn gốc tổng hợp khác với các loại băng phiến tự nhiên (long não). Băng phiến công nghiệp được tổng hợp từ naphthalene hoặc diclobenzen. So với naphthalene thì băng phiến tổng hợp từ diclobenzen ít độc hại hơn với sức khỏe con người, nhưng chi phí sản xuất cao hơn nên không phổ thông bằng. Băng phiến công nghiệp thường được ép thành những viên nhỏ, màu trắng hoặc được pha trộn thêm nhiều màu sắc khác, đường kính khoảng 2 - 3cm, có tính thăng hoa, dễ bay hơi.

Hiện tại, băng phiến vẫn còn được dùng nhiều ở các nước đang phát triển do rẻ tiền, dễ sản xuất hơn. Riêng ở Mỹ và châu Âu, loại này gần như không còn sử dụng vì độc tính cao.

Không nên nhầm băng phiến với long não (còn gọi chương não) dùng trong y học. Loại này được chiết xuất từ một loài cây mọc ở các nước nhiệt đới có tên là cây long não (Cinnamonum camphora), gọi tên đúng là Camphor. Camphor dùng trong y học thường dạng tinh dầu có tính sát trùng, gây tê và kích thích tim mạch, gây sảng khoái, hưng phấn nhẹ. Camphor thường được dùng trong các loại dầu gió bôi ngoài da.

Độc tính của băng phiến

Băng phiến gây ngộ độc cấp, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Ngộ độc xảy ra khi nuốt nhầm hoặc hít quá nhiều hơi băng phiến trong môi trường kín, thiếu khí trời, không thông thoáng. Riêng ở trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc vì khi mặc quần áo vừa lấy ra khỏi tủ có chứa viên thuốc này, hơi còn bám rất nhiều, lâu trên quần áo. Mặt khác, băng phiến có thể hấp thu trực tiếp một phần qua da của trẻ, từ đó có thể gây độc với cơ thể của trẻ. Ngoài ra, nó còn gây ngộ độc mãn nếu hít chất này dưới dạng hơi trong thời gian dài.

  • Ngộ độc cấp: Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, vàng da, tiểu sậm màu, nhức đầu, bồn chồn, kích động, lú lẫn, co giật rồi hôn mê, thậm chí có thể tử vong.
  • Ngộ độc mãn: Có thể gây vỡ hồng cầu làm thiếu máu, gây hoại tử gan, tổn thương thần kinh (nhất là ở trẻ nhỏ) làm mệt mỏi, cáu gắt, hay chóng mặt, làm việc kém, trẻ em thì chậm lớn. Bệnh nhân có thể tiêu chảy kéo dài, viêm hô hấp trên (mũi hầu, họng) và hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phổi) mãn tính, đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc (lớp nằm trong cùng của đáy mắt) làm giảm thị lực.

Băng phiến gây gây ngộ độc mãn nếu hít chất này dưới dạng hơi trong thời gian dài.
Băng phiến gây gây ngộ độc mãn nếu hít chất này dưới dạng hơi trong thời gian dài.

Cách xử trí ban đầu và phòng ngừa

Đưa nạn nhân ra nơi thoáng mát thông khí để tránh hít thêm hơi băng phiến. Rửa sạch miệng, môi, da, tay chân bằng nước. Tránh dùng tinh dầu hay chất béo vì sẽ khiến băng phiến hấp thu nhanh hơn. Nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Hiện không có thuốc giải đặc hiệu cho ngộ độc băng phiến, tất cả là điều trị hỗ trợ và nâng đỡ.

Hạn chế sử dụng băng phiến. Nếu cần thì chỉ sử dụng 1-2 viên trong tủ kín. Khi mở tủ nên theo tác nhanh gọn và nên đeo khẩu trang để tránh phải hít nhiều hơi độc.

Đối với trẻ nhỏ thì sau khi lấy quần áo từ trong tủ bảo quản ra nên phơi ngoài nắng để bay hết mùi rồi hãy cho trẻ sử dụng. Tuyệt đối không dùng băng phiến với mục đích tẩy mùi trong phòng, trong nhà vệ sinh, hay trong môi trường sinh sống xung quanh của chúng ta nhất là nơi không thoáng khí.

Khi sử dụng viên băng phiến cần lưu ý để cao ngoài tầm với của trẻ vì các viên này rất giống kẹo lại có mùi thơm và có vị ngọt nên trẻ sẽ nghĩ là kẹo và ăn thì rất nguy hiểm.

Khi dùng băng phiến trong tủ quần áo, sau khi lấy quần áo ra khỏi tủ nên hong dưới nắng cho bay hết độc tính từ băng phiến, đặc biệt với quần áo trẻ nhỏ, vì nó có thể lưu hương rất lâu và thẩm thấu qua da.

Nếu không thể bỏ được việc sử dụng băng phiến công nghiệp, nên tìm chọn các sản phẩm băng phiến tổng hợp từ diclobenzen để giảm độc tính, tăng tính an toàn sử dụng.

Cách đuổi gián không cần đến băng phiến

Hành tây cũng có tác dụng xua đuổi côn trùng.
Hành tây cũng có tác dụng xua đuổi côn trùng.

Vì băng phiến có độc tính cao, cho nên rất hạn chế dùng và tốt nhất là không nên dùng. Bạn thử sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để đuổi và diệt gián an toàn hơn như sau.

  • Dùng hành tây đuổi gián: Cắt vài lát hành tây cho vào cái đĩa nhỏ để dưới chân tủ quần áo. Hoặc cho vài lát hành tây vào cái túi vải thưa, buộc ngay ở của tủ quần áo của bạn. Khi ngửi thấy mùi cay ngai ngái của hành tây, lũ gián sẽ chạy đi hết.
  • Dùng phèn chua đuổi gián: Mùi phèn chua cũng rất kỵ với gián, nên khi ngửi thấy mùi phèn chua, chúng cũng sẽ chạy xa khỏi tủ đồ. Bạn có thể cho một túi vải đựng phèn chua vào tủ hay treo trong tủ để đuổi gián.

Khám phá bí ẩn "sân golf của quỷ" nằm giữa thung lũng Chết

Truyền thuyết về pháp sư Nhật Bản

Điều trị ung thư hiệu quả nhờ robot siêu nhỏ

Cập nhật: 11/03/2021 Theo SKĐS/meta
  • 3.809