Tìm thấy hóa thạch sọ tê giác 9,2 triệu năm tuổi trong tro bụi núi lửa

  •  
  • 1.259

Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện một hộp sọ tê giác hóa thạch 9,2 triệu năm tuổi được bảo quản trong tro bụi núi lửa

Ít hơn 2% các hóa thạch của trái đất được bảo quản trong đá núi lửa, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được một hóa thạch mới: hộp sọ của một con tê giác thiệt mạng trong vụ phun trào núi lửa cách đây 9,2 triệu năm. ScienceDaily ngày 21/11.

Tìm thấy hóa thạch sọ tê giác 9,2 triệu năm tuổi trong tro bụi núi lửa

Hộp sọ này được mô tả trên báo xuất bản ngày 21/11 trong truy cập mở tạp chí PLOS ONE bởi Pierre-Olivier Antoine và các đồng nghiệp từ Đại học Montpellier, Pháp.

Hóa thạch, được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ, được cho là của một con tê giác hai sừng lớn phổ biến ở khu vực Đông Địa Trung Hải trong thời gian đó. Theo các nhà nghiên cứu, các đặc điểm khác thường của hộp sọ bảo quản cho rằng con vật đã được “nấu chín cho đến chết” ở nhiệt độ có thể đã đạt đến 500°C, trong một dòng chảy nham thạch tương tự như của đợt phun trào của núi lửa Vesuvius ở Ý vào năm 79 sau Công Nguyên

Cái chết rùng rợn của con tê giác gần như tức thời, và tiếp theo là mất nước nghiêm trọng trong nhiệt độ khắc nghiệt của vụ phun trào. Các nhà nghiên cứu mô tả về cái chết của con tê giác như sau: "cơ thể con tê giác bị nướng dưới nhiệt độ xấp xỉ 400°C, sau đó bị chia cắt trong dòng chảy nham thạch, và hộp sọ tách ra khỏi cơ thể. Dòng chảy của tro bụi núi lửa sau đó di chuyển hộp sọ khoảng 30km về phía bắc của của vị trí phun trào, nơi nó được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu 4 thành viên nói trên".

Mặc dù các nhà nghiên cứu khác trước đây đã xác định được hóa thạch sinh vật thân mềm bảo quản trong tro núi lửa, nhưng chất hữu cơ nằm gần một vụ phun trào núi lửa hoạt động thường nhanh chóng bị phá hủy bởi nhiệt độ cao, làm cho một hóa thạch như này rất hiếm.

Phạm Thị Bích Thu (Sciencedaily)
  • 1.259