Tinh tinh cái đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo công cụ săn bắt

  •  
  • 552

Lần đầu tiên các chuyên gia nghiên cứu tiến hành quan sát loài tinh tinh chế tạo và sử dụng công cụ để săn bắt. Hơn nữa cho thấy hầu như những con cái và những con chưa trưởng thành thích dùng công cụ để tấn công và ăn thịt đồng loại hữu nhũ nhỏ hơn.

Nhà nhân loại học Jill D. Pruetz thuộc đại học bang Iowa ở Ames và giáo sư Paco Bertolani thuộc đại học Cambridge Anh cho biết phát hiện việc săn mồi bằng công cụ ở những con tinh tinh kể cả con cái và những con chưa trưởng thành gây tranh cãi với ý kiến cho rằng những hành động như vậy chỉ tiến hóa với giống đực như ở loài người và tổ tiên.

Giáo sư Bertolani và Pruetz đã tiến hành nghiên cứu trên 35 con tinh tinh tại Fongoli thuộc khu thảo nguyên miền Đông Nam Senegal. Vào khoảng giữa tháng 3 năm 2005 và tháng 7 năm 2006, các chuyên gia nghiên cứu đã ghi hình lại 22 trường hợp săn mồi bằng công cụ. Hầu hết những con tinh tinh làm những ngọn mác từ các nhánh cây, và dùng chúng đâm vào những lỗ hổng trên thân và nhánh cây nơi mà những con vượn mắt to đuôi dài đang ngủ ngày.

Tinh tinh cái Fongoli

Một con tinh tinh cái Fongoli trông thật hiền hòa nhưng chính nó được các chuyên gia nghiên cứu quay được khi đang dùng nhánh cây sắc nhọn để tấn công những con vượn mắt to đuôi dài. (Ảnh: sciencenews.org)

Mặc dù không quay được những con có kích cỡ to nhưng các điều tra viên vẫn ghi lại được trường hợp của 1 con tinh tinh cái đang làm bất động một con vượn mắt to đuôi dài bằng cách thọc mạnh một nhánh cây sắc nhọn nào nó, lôi con vật ra khỏi tổ và bắt đầu bữa ăn.

Theo báo cáo của giáo sư Pruetz và Bertolani ngày 6 tháng 3 trên tạp chí Current Biology, những con tinh tinh Fongoli theo 5 bước để tao ra vũ khí của chúng. Sau khi dò la những khoang cây và bẻ gãy 1 cành dài khoảng 0.6 m, những con tinh tinh tước hết lá và nhánh con, sau đó lột vỏ và dùng răng để vót nhọn một đầu. Trong số 10 con tinh tinh dùng công cụ săn vượn mắt to thì chỉ có duy nhất 1 con là con đực trưởng thành.

Tại 1 điểm nghiên cứu khác, các chuyên gia nghiên cứu cho biết một nhóm những con đực chỉ dùng miệng và tay để săn mồi và giết chết những con khỉ Colobus đỏ một loài đuôi dài ăn lá cây ở Châu Phi và sau đó cùng nhau chia phần. Theo giáo sư Pruetz thì tinh tinh đực Fongoli săn mồi tương tự loài khỉ Vervet hay còn gọi là khỉ Xanh sống gần đó.

Các nhà khoa học khẳng định khả năng dự đoán và sự thông minh của loài tinh tinh Fongoli trong việc dùng những cành cây nhọn để tấn công con mồi có thể liên hệ với tổ tiên của loài người cách đây hơn 3 triệu năm. Tuy nhiên, những công cụ được làm bằng gỗ của loài người sơ khai tại các địa điểm khai quật thì lại không được bảo tồn lâu như vậy. Và những mũi giáo nhọn bằng gỗ lâu đời nhất được tìm thấy ở Đức chỉ mới 400.000 năm tuổi.

Nhà nhân loại học Linda F. Marchant thuộc đại học Miami ở Oxford, Ohio cho rằng việc săn bắt bằng những mũi giáo thô sơ của tinh tinh Fongoli tượng trưng cho một kiểu văn hóa khác của loài tinh tinh. Và cộng đồng tinh tinh phát triển những tập quán hành vi đặc biệt này tương tự như việc loài người hình thành những tập quán đặc trưng.

Vào khoảng cuối những năm 1970, giáo sư Marchant và các đồng nghiệp của bà đã phát hiện ra những mẫu xương của vượn mắt to trong phân của những con tinh tinh và biết rằng chúng ăn vượn mắt to cho dù không ghi hình được.

Giáo sư Pruetz cho biết họ muốn so sánh hành vi kỳ lạ này của những con tinh tinh Fongoli với những con ở nơi khác.

Theo bà Adrienne Zihlman nhà nhân loại học đại học California thì những bằng chứng mới củng cố thêm quan điểm của bà là con cái đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá sử dụng công cụ. Và nghiên cứu ở Fongoli chỉ ra rằng con cái mới chính là trung tâm của xã hội, tạo ra các sáng kiến và duy trì truyền thống bởi vì chúng nuôi nấng và giáo dục những con con.

Ánh Phượng

Theo Science news.org, Sở KH & CN Đồng Nai
  • 552