Trung tâm lịch sử Ma Cao

Di sản văn hóa thế giới tại Trung Quốc
  •  
  • 572

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Trung tâm lịch sử Ma Cao là Di sản văn hóa thế giới năm 2005.

Ma Cao

Vào giữa thế kỷ 16, người Bồ Đào Nha xâm chiếm mảnh đất Ma Cao và bắt đầu xây dựng các công trình thương mại trong khu vực tây nam của bán đảo này. Macao ngay sau đó phát triển nhanh chóng và trở thành một cảng chính ở Trung Quốc. Đây cũng là một trong những cảng của Trung Quốc đầu tiên mở cửa với thế giới bên ngoài trước thế kỷ 19. Bến cảnh này cũng là một trong những bến cảng quốc tế quan trọng ở Châu Á.

Macao thu hút nhiều người đến định cư từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Với sự thịnh vượng sẵn có trong kinh doanh thương mại quốc tế và là vùng đất giàu có, Macao thu hút nhiều người đến định cư từ nhiều quốc gia trên thế giới. Những người đến định cư nơi đây mang theo văn hóa, phong tục xã hội, và tôn giáo của họ. Vì thế dễ dàng nhận thấy những khu dân cư, khu chợ có nhiều lối kiến trúc khác nhau, nhiều nhà thờ và chùa chiền của những tôn giáo khác nhau cũng được thấy xuất hiện tại Ma Cao. Khu vực gồm nhiều chùa chiền, nhà cổ, phố xá cổ tại Macao cũng chính là những công trình kiến trúc của những gì bây giờ được gọi là Trung tâm lịch sử của Macao.

Do vậy tại Ma Cao có sự hiện diện của nhiều kiến trúc đến từ những quốc gia khác nhau và nhiều tôn giáo khác nhau cùng tồn tại

Nếu như những người nước ngoài đến đây giới thiệu về văn hóa của đất nước họ thì người Trung Quốc sống tại Ma Cao cũng thông qua số người định cư này giới thiệu văn hóa của Trung Quốc đến với thế giới. Ma Cao vì thế được coi là cửa sổ để người nước ngoài biết về Trung Quốc, đồng thời đây cũng là vùng đất mà Trung Quốc đáp ứng các nền văn hóa của thế giới phương Tây.

Trong suốt hơn 400 năm qua, Ma Cao là vùng đất giao thoa giữa hai nền văn hóa phương Tây và phương Đông. Tại Trung tâm lịch sử Ma Cao, người ta có thể tìm thấy những kiến trúc lâu đời của cả phương Tây và phương Đông. Bên cạnh đó còn có phong cánh kiến trúc thời kỳ Phục hưng từ Baroque đến tân cổ điển.

Ma Cao là vùng đất giao thoa giữa hai nền văn hóa phương Tây và phương Đông

Các kiến trúc sư ngày nay nhận thấy rằng các kiến trúc tại Trung tâm lịch sử Ma Cao thể hiện lối kiến trúc pha trộn nhiều nền tôn giáo khác nhau. Các kiến trúc sư vào thời kỳ đó là người phương Tây nhưng sau 1 thời gian sinh sống trên mảnh đất Châu Á này đã hấp thụ nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ từ đó tạo dựng nên 1 phong cách kiến trúc độc đáo cho hòn đảo này.

Đường phố mang phong cách Trung Quốc

Con phố tại Ma Cao mang phong cách phương TâyNhững đường phố mang phong cách kiến trúc pha trộn giữa Trung Quốc và Phương Tây.

Các ngôi đền thờ, chùa chiền của Trung Quốc và các tòa nhà được xây dựng theo phong cách phương Tây làm cho Trung tâm lịch sử của Ma Cao trở nên rất đa dạng. Những kiến trúc còn lại cho đến nay là một số nhà thờ xây dựng theo kiểu Bồ Đào Nha, khu dân cư của người Trung Quốc, Quảng trường và đường phố kết hợp giữa Đông và Tây, Trại lính Moorish, Nhà hát Dom Pdro V, Thư viện Hồ Tùng, Các tòa nhà Leal Senado, Tòa thánh Mercy, Ngọn hải đăng Guia...

Các ngôi đền thờ, chùa chiền của Trung Quốc và các tòa nhà được xây dựng theo phong cách phương Tây làm cho Trung tâm lịch sử của Ma Cao trở nên rất đa dạng.

Những kiến trúc còn lại cho đến nay là một số nhà thờ xây dựng theo kiểu Bồ Đào Nha

Quảng trường và đường phố kết hợp giữa Đông và Tây

Unesco đã công nhận Trung tâm lịch sử Ma Cao là Di sản văn hóa thế giới năm 2005.

Cho đến nay Ma Cao vẫn là một trong những trung tâm quan trọng trong chiến lược phát triển thương mại quốc tế của Trung Quốc. Ma Cao đặc biệt có ý nghĩa bởi nó là minh chứng cho cuộc gặp gỡ đầu tiên và cũng là lâu nhất giữa Trung Quốc và phương Tây. Trung tâm lịch sử Ma Cao được Unesco công nhận là Di sản thế giới theo các tiêu chí (ii), (iii), (iv).

Tiêu chí (ii): Vị trí chiến lược của Ma Cao trên lãnh thổ Trung Quốc và mối quan hệ đặc biệt được thiết lập giữa chính quyền Trung Quốc và Bồ Đào Nha là minh chứng cho sự trao đổi khoa học, công nghệ, văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.

Tiêu chí (iii): Ma Cao là một bằng chứng duy nhất cho các sự gặp gỡ giữa phương Tây và và Trung Quốc, đây cũng là sự kết hợp lâu nhất từ trong lịch sử Trung Quốc. Trong suốt 4 thế kỷ từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20, Ma Cao chính là đầu mối cho các thương nhân và các nhà truyền giáo gặp gỡ và trao đổi các nền văn hóa các nước với nhau.

Tiêu chí (iv): Ma Cao là ví dụ nổi bật của một quần thể kiến trúc minh họa cho sự phát triển kết hợp giữa phương Tây và Trung Quốc trong suốt 4 thế kỷ, nơi đâu cũng lưu giữa những công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc và Bồ Đào Nha.

Tiêu chí (vi): Ma Cao có liên quan đến việc trao đổi các nền văn hóa, tâm linh, khoa học, kỹ thuật của phương Tây và Trung Quốc. Những ý tưởng trực tiếp thúc sự phát triển của của vùng đất này kể từ khi mới thành lập cho đến nay.

Cập nhật: 25/02/2016 Theo disanthegioi.info
  • 572