Tuyến đường sắt Semmering

Di sản văn hóa thế giới tại Áo
  •  
  • 470

Tổ chức Khoa học, giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công Tuyến đường sắt Semmering của nước Áo là Di sản văn hóa thế giới năm 1998.

Tuyến đường sắt Semmering  là tuyến đường sắt trên núi đầu tiên của thế giới.

Tuyến đường sắt Semmering bắt đầu từ Gloggnitz chạy qua Semmering đến Muzzuschlag là tuyến đường sắt trên núi đầu tiên của thế giới. Điều đặc biệt là tuyến đường sắt này còn chạy qua một địa thế rất khó khăn có độ cao chênh lệch lớn. Cho đến nay đây là tuyến đường sắt đầu tiên của Châu Âu được xây dựng và vẫn còn đang vận hành. Tuyến đường sắt này được xây dựng với mục đích nối giao thông giữa thủ đô Viên với thành phố quan trọng Trieste của đế quốc Áo- Hung.

Tuyến đường sắt Semmering được xây dựng trên một địa thế rất hiểm trở

Năm 1840, vì lý do quân sự và thương mại nên Chính phủ Áo muốn xây 1 tuyến đường sắt kết nối giao thông giữa Wien với thành phố cảng Trieste và Milano (Ý). Năm 1842, tuyến đường sắt từ Wien tới Gloggnitz được khai trương. Năm 1844 – 1846, tuyến đường từ Muzzuschlag tới Maribor xuyên qua Graz. Đoạn đường còn thiếu giữa Glooggnitz và Muzzuschlag do địa thế cao nên buộc phải đi qua đèo Semmering.

Lịch sử tuyến đường sắt Semmering bắt đầu vào thập niên 1840, khi chính phủ Áo muốn xây một tuyến đường sắt nối giao thông giữa Wien với thành phố cảng Trieste tới Milano (Italia).

Tuyến đường sắt này được thiết kế và xây dựng bởi kỹ sư người Ý là Carl Ritter von Ghega, ông đồng thời cũng đảm nhận việc thi công tuyến đường này. Địa hình hiểm trở nhiều khúc cong đã được kiến trúc sư Carl Ritter von Ghega tận dụng để dựng các cầu cạn và đường hầm. Tuyến đường sắt đã được xây dựng trong 6 năm từ năm 1848 đến năm 1854, số nhân công phục vụ cho công trình này là 20.000 công nhân.

Kỹ sư người Italia là Carl Ritter von Ghega đã đảm nhận việc thiết kế và thi công tuyến đường này.

Tổng cộng tuyến đường sắt Semmering có chiều dài 41 km, xuyên qua khoảng chênh lệch độ cao là 460 mét với 14 đường hầm và 16 cầu cạn. Trong đó đường hầm chính dài 1.431m, hơn 100 cầu cong xây bằng đá cùng 11 cầu nhỏ bằng sắt. 60% chiều dài của tuyến đường sắt này có dộ dốc 20-25% và hầu như toàn bộ tuyến đường đều cong. Các tường đỡ suốt dọc tuyến đường sắt qua các nhà ga đều được xây dựng bằng đá, chủ yếu là đá lấy từ việc đào chính các đường hầm ở đây.

Để xây dựng được tuyến đường anfy người ta đã phải chế tạo ra 1 đầu máy kéo hoàn toàn mới để leo được lên những đoạn dốc cao

Vào thời kỳ xây dựng tuyến đường sắt này, thì kỹ thuật áp dụng để xây dựng đường sắt Semmering là tiên tiến nhất. Các kỹ sư đã áp dụng những phương pháp nghiên cứu mới cũng như các dụng cụ hiện đại để xây tuyến đường sắt lịch sử này. Để có thể leo được lên những đoạn dốc cao, người ta đã phải chế ra 1 đầu máy kéo hoàn toàn mới có tên gọi là Engerth, tên gọi đầu máy này được lấy theo tên của người phát minh ra nó Wilhelm von Engerth. Toa nhiên liệu đã được đặt ngay trong đầu máy để sức nặng của nhiên liệu và nước đè lên các bánh xe, khiến cho bánh xe bám chắc hơn vào đường sắt. Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, tuyến đường sắt này đã tạm ngừng và không được sử dụng trong 1 thời gian.

Việc xây dựng tuyến đường sắt Semmering kéo dài từ năm 1848 - 1854, sử dụng khoảng 20.000 công nhân.

Ở Áo, hầu như các tuyến đường sắt được áp dụng giao thông cả phía bên trái và bên phải. Sở dĩ có việc đó là bởi trước kia ở Áo tay lái ở bên trái, sau khi sát nhập vào Đức quốc xã, tay lái đổi sang bên phải. Tuy nhiên việc chuyển đổi này không được thực hiện dứt điểm vì thế mới có việc giao thông cả bên trái và bên phải. Tuyến đường sắt Semmering khi hoàn thành thì phần tay lái được đặt bên trái. Năm 1959, tuyến đường này bắt đầu được sử dụng điện. Nếu như năm 1860, phải mất 2 tiếng 4 phút để kéo 1 xe lửa nặng 140 tấn đi hết quãng đường này thì ngày nay để kéo 1 xe lửa nặng 1.000 tấn qua quãng đường này chỉ mất 42 phút.

Đoạn đường sắt này có chiều dài tổng cộng 41 km với độ cao chênh lệch 460m.

Mặc dù được áp dụng những công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất vào thời kỳ đó song tuyến đường sắt Semmering vẫn có nhiều hạn chế như: Thơi gian di chuyển qua đoạn đường này quá dài; Các đường hầm khiến cho xe chở hàng bị hạn chế chiều cao; Độ dốc cao đòi phải có nhiều đầu máy kéo để kéo các chuyến tàu có nhiều toa hàng hóa; Quá nhiều cầu cạn và đường hầm khiến cho việc bảo trì tuyến đường này cực kỳ tốn kém.

Toàn tuyến đi qua 14 đường hầm (trong đó đường hầm chính dài 1.431 m), 16 cầu cạn (trong đó nhiều cầu trên 2 mặt bằng), hơn 100 cầu cong xây bằng đá cùng 11 cầu nhỏ bằng sắt.

Năm 2004 khi mà Slovenia gia nhập Liên minh Châu Âu, tuyến đường này bị quá tải do nhu cầu vận tải tăng nhanh trong khu vực.

Năm 1989, chính phủ Áo đã lập 1 dự án xây dựng đường hầm căn bản qua đèo Semmering, đường hầm giúp cho việc chạy xe trên tuyến đường sắt giảm được 30 phút, đồng thời giảm thiểu sự quá tải cho tuyến đường sắt. Sau khi hoàn thành đường hầm, tuyến đường sắt Semmering được giữ cho các tuyến xe lửa trong vùng chở du khách đi thăm quan là chính. Hình ảnh tuyến đường sắt Semmering – 1 di sản văn hóa thế giới của Áo đã được đưa vào làm chủ đề để đúc các đồng tiền kim loại của Áo và Châu Âu. Năm 2004, nhân kỷ nhiệm 150 đường sắt Semmering, hình ảnh tuyến đường này đã được đúc trên đồng Euro bằng vàng và bạc.

60% chiều dài của tuyến đường sắt này có độ dốc từ 20-25‰ và hầu như toàn bộ tuyến đường có dạng cong cong, trong đó 16% có bán kính cong (ở chỗ rẽ) là 190 m.

Các tường chống đỡ dọc tuyến đường và các nhà ga phần lớn được xây bằng đá đào ra khi làm đường hầm.

Ngày nay tuyến đường sắt Semmering được giữ cho các tuyến xe lửa trong vùng chở du khách đi thăm quan

Tuyến đường sắt Semmering của nước Áo được công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1998.

Hình ảnh tuyến đường sắt Semmering – 1 di sản văn hóa thế giới của Áo đã được đưa vào làm chủ đề để đúc các đồng tiền kim loại của Áo và Châu Âu.

Cập nhật: 14/01/2016 Theo disanthegioi.info
  • 470