Venise - Thành phố của những di sản văn hóa

  •  
  • 1.157

Veneia theo tiếng Italia là thành phố ở Đông Bắc Italia, trên bờ biển Adriatique, trong vịnh Venise. Cả thành phố nằm trên 118 hòn đảo trong một vịnh kéo dài 60km, rộng 4km, và được nối với đất liền bằng những công trình nghệ thuật độc đáo.

Venise và biển Adriatique được phân cách nhau bởi một dải đất hẹp và dài 12km, vừa là để chắn sóng cũng vừa là nơi tắm biển. Người ta tính rằng trong thành phố có khoảng 200 kênh và 400 cầu để vượt qua các kênh đó, nhiều cây cầu có từ thời cổ xưa và là những công trình kiến trúc quý giá, trong đó nổi tiếng nhất là cầu Rialto được xây từ thế kỷ XVI, chỉ còn một vòm bằng đá nối liền hai hòn đảo lớn của thành phố. Kênh lớn dài 3,8km chia thành phố thành hai phần không đều nhau và có 3 cây cầu vượt qua.

Trên hai bờ kênh này có khá nhiều di tích cổ xây dựng từ hồi Trung kỳ (đầu thế kỷ V đến thế kỷ XV) và thời Phục hưng (thế kỷ XV và thế kỷ XVI) rất đáng chú ý: Cádoro - nhà mạ vàng xây vào thế kỷ XV, lâu đài Vedramin - Calergi xây vào thế kỷ XVI, lâu đài Rezzonico, cá Grande và nhà thờ Đức Bà Santa Maria della Salute. Nhà thờ này là một công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng từ năm 1634 đến năm 1654 và đến năm 1687 mới hoàn thành toàn bộ do kiến trúc sư nổi tiếng Longhena (1598 - 1682) thiết kế, có mặt bằng hình bát giác rõ rệt, với hai tháp tròn mái vòm trên đỉnh có bầu đèn thông sáng. Ở giữa thành phố, có quảng trường Piazza San Marco và Tiểu quảng trưởng Piazzeta, xung quanh quảng trường có nhiều kiến trúc đẹp:

Nhà thờ lớn Sant Marc xây vào thế kỷ XI

Lâu đài các Pháp quan Palais des Procuraties được xây vào thế kỷ XV - XIX, nhà thờ lớn Sant Marc xây vào thế kỷ XI; tháp chuông, tháp đồng hồ xây vào thế kỷ XV; Điện chấp chính xây vào thế kỷ XIII trong đó còn có cả các sáng tác của các họa sĩ có tên tuổi như Veronese (1528 - 1588), Titien tên thật là Tiziano Vecellio (1490 - 1576) và Tintoretto (1518 - 1594).

Vensie lần đầu tiên bầu ra chấp chính quan vào năm 697 trở thành một tiểu quốc gia trong đế quốc Roma. Từ cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI, Vensie thôn tính cả bán đảo Ixitiri và dùng Dalmatia thuộc vùng Tây Bắc nước Nam Tư ngày nay và đã chiếm được ưu thế ở Cận Đông. Đến thế kỷ XII, Vensie chiếm thêm được một số đảo ở vùng biển Egée nhưng đến cuối thế kỷ XIII Vensie không còn các chỗ đứng ở Cận Đông nữa. Cuối thế kỷ XVIII, bị Napoléon chiếm vào trao cho Áo. Giữa thế kỷ XIX đã có cố gắng lập lại nước Cộng hòa độc lập nhưng không thành. Từ năm 1866, Vensie được sát nhập vào Vương quốc Italia và không còn tư cách quốc gia nữa.

Ngày nay, Vensie vẫn giữ được địa vị văn hóa quan trọng và hoạt động du lịch rất phát triển. Nhưng Vensie lại đang có phần xuống cấp: nền của vịnh có xu hướng sụt dần, biên độ thủy triều lớn, và vấn đề ô nhiễm môi trường gây nên nhiều khó khăn có tính chất đe dọa đối với di sản văn hóa của thành phố. Sau trận lụt ngày 04/11/1966, Chính phủ Italia đã phải chi một khoảng tiền cứu trợ lớn nhưng cũng không thấm vào đâu. Và tổ chức Unesco đã phải nhanh chóng tổ chức một "chiến dịch" cứu trợ kịp thời đối với các di sản văn hóa.

H.T (Theo Nền văn minh thế giới)
  • 1.157