Tại sao thằn lằn lại phun máu từ mắt?

Thằn lằn có sừng phun máu từ mắt, tấn công đối phương
  •  
  • 2.081

Thằn lằn thuộc chi Phrynosoma, ít nhất 8 loài thuộc chi này có khả năng xuất huyết từ mắt trong những trường hợp cần thiết và máu của chúng chứa những chất hóa học đặc biệt.

Mỗi loài động vật đều có các chiến lược phòng thủ độc đáo của riêng mình để bảo vệ bản thân và một số loài thằn lằn cũng vậy.

Một số loài thằn lằn có sừng có khả năng phun máu từ mắt của chúng xa đến 1,5 mét
Một số loài thằn lằn có sừng có khả năng phun máu từ mắt của chúng xa đến 1,5 mét. (Ảnh minh họa: Reddit).

Chúng có thể sử dụng sừng để đâm, ngụy trang hoặc làm phẳng cơ thể để thoát khỏi nguy hiểm, nhưng đối với kẻ săn mồi lớn hơn thì khác.

Một số loài thằn lằn sẽ dùng đến việc phun máu từ mắt, để ngăn chặn kẻ thù.

Quá trình này được gọi là xuất huyết tự động, đối với thằn lằn có sừng, một trong những động cơ chính của việc này là để tự vệ.

Một số nghiên cứu đã điều tra cách những con thằn lằn phản ứng với kẻ săn mồi và mối đe dọa khác nhau như diều hâu hay rắn.

Hay có những con thằn lằn phun máu khi chúng gặp loài chó, tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều tự vệ theo cách này.

Máu đến từ đâu?

Xoang mắt của một số loài thằn lằn được kết nối trực tiếp với các mạch máu trong hốc mắt của nó.

Khi đối mặt với một mối đe dọa, hệ tuần hoàn máu ngay lập tức bị ảnh hưởng.

Lưu lượng máu lưu thông đến đầu ngày càng bị hạn chế và chuyển hướng đến xoang mắt, nơi áp lực tích tụ. Điều này cho phép các cơ oculi tiếp giáp với các xoang bị áp lực co lại.

Khi các cơ co lại, những xoang này vỡ ra và một dòng máu được giữ trong ống dẫn mắt bắn ra ngoài, có thể ra tới 1,5 mét.

Những con thằn lằn này có thể phun máu liên tục cho đến khi chúng thành công trong việc dọa kẻ thù tránh xa mình.

Để phòng thủ có hiệu quả đầy đủ, máu của chúng chứa các chất gây khó chịu cho kẻ săn mồi.

Các nghiên cứu đã tìm thấy một số hóa chất bổ sung trong máu có mùi hôi hoặc thậm chí làm mất cảm giác thèm ăn của kẻ thù.

Một giả thuyết cho rằng, hóa chất có nguồn gốc từ nọc kiến do thằn lằn có sừng thích ăn kiến độc mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe do cơ thể chúng dường như vô hiệu hóa với nọc độc của kiến.

Sau khi phun máu ra để dọa con mồi, mắt thằn lằn còn có một cơ chế đặc biệt khác.

Những con thằn lằn này sở hữu mí mắt thứ ba, một mí mắt là một lớp màng trong suốt lót mắt.

Mí mắt màng này được gọi là màng nictitating có ở tất cả các loài thằn lằn.

Sau khi vỡ ra máu, màng nictitating sẽ loại bỏ máu khi nó quét qua toàn bộ bề mặt nhãn cầu, đẩy chúng đến góc sau của mắt, và máu dư thừa sẽ rơi ra bên ngoài.

Các nghiên cứu tiến hóa cho thấy đặc điểm của việc phun máu đã được áp dụng và trở nên phổ biến khi thằn lằn bắt đầu phải đối mặt với áp lực săn mồi từ các loài chó.

Một số loài thằn lằn có sừng hiện đang thiếu cơ chế tự vệ này chắc hẳn chúng đã mất khả năng làm như vậy trong quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, lý do cho sự mất mát này vẫn còn là một bí ẩn.

Xuất huyết để tự vệ không chỉ giới hạn ở thằn lằn có sừng. Một số loài rắn như boids lùn, rắn vua và rắn mũi dài, cũng phun máu, không chỉ từ mắt mà còn từ lỗ mũi hoặc cloacal (bộ phận sinh dục, ruột và đường tiết niệu thông thường) của chúng.

Cập nhật: 17/04/2023 Theo Dân Trí, Youtube
  • 2.081