Xử trí khi bị hạ đường huyết

  •  
  • 3.895

Hạ đường huyết là một cụm từ dùng để chỉ sự giảm lượng đường trong máu dưới mức bình thường (đường ở đây muốn ám chỉ là loại đường glucoza và mức bình thường được quy định từ 3,9-6,4 mmol/lít).

Trong máu, đường glucoza được đưa đi đến khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tổ chức bảo đảm cho sự sống bình thường của con người. Glucoza là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ, khi đường huyết bị thấp hơn bình thường (hạ đường huyết) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng và hoạt động của cơ thể con người.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Có nhiều nguyên nhân gây nên hạ đường huyết, có cả các nguyên nhân phối hợp, có nguyên nhân riêng rẽ, trong đó nguyên nhân hạ đường huyết của bệnh tiểu đường chiếm tỷ lệ đáng kể. Việc điều hòa lượng đường trong máu một cách hài hòa là do hai loại hormon insulin và glucagon do tuyến tụy sản xuất ra: insulin sẽ làm giảm lượng glucoza còn glucagon sẽ làm tăng glucoza.

Sự điều hòa của hai loại hormon này rất nhịp nhàng, ví dụ sau bữa ăn tụy tiết ra chất insulin để giúp tế bào thu nhập glucoza mà chúng cần. Khi có lượng glucoza thừa trong máu thì được sử dụng như nhiên liệu của các cơ hoặc được tích lũy lại trong gan. Ngược lại khi cơ thể có lượng glucoza thấp thì ngay tức khắc glucagon sẽ được bài tiết từ tuyến tụy và sẽ giúp cho gan phóng thích ra glucoza dự trữ.

Trong bệnh tiểu đường, do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không đáp ứng tốt với insulin nên làm tăng lượng glucoza trong máu. Ngoài ra, nguyên nhân hạ đường huyết còn do: Ăn không đúng bữa (ăn trễ giờ so với bữa ăn bình thường) hoặc bỏ bữa vì một lý do nào đó; Ăn không đủ lượng cacbonhydrat (nói nôm na là các loại tinh bột); Những người có hoạt động quá mức bình thường như

Sôcôla
Lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay kẹo, bánh, sôcôla,... (Ảnh: dragonbeads)
tập thể dục, thể thao (chạy điền kinh, bơi lội, leo núi, đua xe đạp đường trường...), lao động nặng; Uống nhiều rượu, bia, đặc biệt lúc đang đói...

Khi bị hạ đường huyết, người bệnh có cảm giác đói, mệt mỏi đột ngột, run tay, chân, chóng mặt, vã mồ hôi, mặt tái nhợt.

Làm gì khi bị hạ đường huyết?

Điều quan trọng nhất là tự bản thân biết hoặc người bên cạnh (người nhà, người làm việc cùng phòng, cùng lớp) biết mình thường có triệu chứng hạ đường huyết hoặc đã có lần bị hạ đường huyết. Việc đầu tiên và rất quan trọng là luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcôla, nước ngọt có đường... trong túi, trong cặp để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay.

Nếu hạ đường huyết do bệnh tiểu đường thì nên tuân theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc trong việc dùng thuốc và ăn uống hằng ngày, đặc biệt ăn đủ lượng cacbonhydrat, ăn thêm bữa phụ, ăn nhiều rau... Nên tập thể dục thường xuyên và đúng bài bản.

Theo Sức khỏe & đời sống, Tuổi trẻ
  • 3.895