10 sự kiện CNTT – VT Việt Nam 2005

Bùng nổ game o­nline, scandal sex của diễn viên và ca sĩ trên mạng, ADSL tăng thuê bao nhưng giảm chất lượng, thị trường ĐTDĐ tăng gấp đôi nhưng liên tục nghẽn mạng...

Tranh chấp kết nối giữa VNPT và Viettel, spam và spy lan tràn... Quá nhiều những mảng tối với công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông (VT) Việt Nam trong năm 2005.

Sau đây là danh sách 10 sự kiện CNTT-VT nổi bật trong năm 2005 do Nhịp sống số bình chọn.

1. Quốc hội thông qua Luật giao dịch điện tử và Luật CNTT

Việc Quốc hội liên tiếp thông qua Luật giao dịch điện tử và Luật CNTT là một bước tiến rất dài đối với ngành CNTT. Từ nay giá trị pháp lý của giao dịch điện tử, của thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử được sử dụng trong các giao dịch điện tử đã được bảo đảm. Hai luật mới này được kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường pháp lý thúc đẩy việc sử dụng các giao dịch điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, cải cách hành chính, hội nhập kinh tế, đảm bảo an ninh...

2. Bùng nổ game o­nline

Mặc dù đã có bước khởi động từ một năm trước đó, nhưng phải tới năm 2005 game o­nline mới thật sự lên cơn sốt khi các đại gia VinaGame, FPT, VASC... nhập cuộc.

Nhưng hệ lụy của trào lưu mới này cũng bắt đầu xuất hiện tới mức đáng lo ngại. Chuyện trốn học, bỏ làm để chơi game o­nline, lẫn lộn giữa thế giới thực và ảo... dần trở thành chuyện thường ngày, thậm chí đã có người suýt bỏ mạng vì chơi game quá độ.

3. Scandal sex mạng

Vụ ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung bị người tình cũ tung ảnh "phòng the" lên mạng chưa kịp nguội đi thì các trang web "đen" đã lại sôi lên với những đoạn video clip nóng bỏng của nữ diễn viên Yến Vy. Rồi tiếp đó là hàng loạt người đẹp khác nối nhau lên mạng trong các tư thế "gợi cảm": Hồ Ngọc Hà, Bảo Hòa, Hà Kiều Anh...

Một số nhân vật là nạn nhân của trò trả thù ác ý, nhưng cũng không loại trừ khả năng đây là chiêu tiếp thị bản thân của các người đẹp.

4. Di động tăng trưởng "nóng" và điệp khúc "ò e í "

Năm 2005, thị trường đã chứng kiến sự bùng nổ của thuê bao di động với việc tăng trưởng đột biến của mạng Viettel Mobile. Mạng di động này đã đạt chỉ tiêu phát triển 2 triệu thuê bao chỉ sau hơn một năm cung cấp dịch vụ. Trước sự “lấn sân” của “đàn em”, Vinaphone và MobiFone cũng đưa ra các chiến lược riêng nhằm giành lại và phát triển thị phần. Kết quả là so với năm 2004, số lượng thuê bao ĐTDĐ mới trong năm 2005 đã tăng gấp đôi với 4,5 triệu thuê bao mới.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng "nóng" này cũng làm bộc lộ những hệ quả tất yếu. Điệp khúc "ò e í" liên tục vang lên suốt những tháng đầu và cuối năm 2005.

5. ADSL: tiền nào của nấy

Bên cạnh ĐTDĐ, mạng Internet băng thông rộng ADSL cũng có sự gia tăng đột biến về số lượng thuê bao. Nếu như năm 2004, cả nước mới chỉ có khoảng 50.000 thuê bao thì con số này cuối năm 2005 đã là trên 200.000. Sự tăng trưởng chóng mặt này có được là do các nhà cung cấp dịch vụ đã áp dụng chính sách giá mới uyển chuyển hơn, phục vụ được nhiều nhu cầu khác nhau.

Tuy nhiên, cũng giống như với ĐTDĐ, để giành giật thị phần, các công ty này đã hạ giá xuống tới mức quá thấp, dẫn đến việc không thể duy trì chất lượng để cuối cùng chính họ cũng phải thừa nhận là "tiền nào của ấy".

6. Tranh chấp kết nối Viettel - VNPT

Sự tăng trưởng "nóng" của Viettel "được" giội nước lạnh và hạ nhiệt vào giữa năm khi các cuộc gọi từ mạng 098 sang các thuê bao của VNPT liên tục bị nghẽn. Viettel khẳng định nguyên nhân là do "ông anh cả" VNPT không chịu đáp ứng nhu cầu kết nối. Phía VNPT thì cho rằng dung lượng tổng đài của họ đã hết nên không thể đáp ứng tất cả yêu cầu của Viettel. Vấn đề gay gắt đến nỗi đã được báo chí mô tả bằng cụm từ "cuộc chiến kết nối" và thậm chí Bộ Quốc phòng, cơ quan chủ quản của Viettel, đã phải gửi công văn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ.

Vụ tranh chấp này một lần nữa cho thấy sự bất hợp lý cần xóa bỏ của cơ chế độc quyền trong ngành bưu chính - viễn thông.

7. Thí điểm thành lập tập đoàn BCVT

Ngày 23-3-2005, Chính phủ đã ra quyết định số 58/2005 phê duyệt đề án thí điểm hình thành tập đoàn bưu chính - viễn thông. Với quyết định này, VNPT chuyển đổi từ mô hình tập trung quản lý theo cơ chế “xin - cho” sang mô hình công ty mẹ - công ty con. Mô hình mới sẽ trao quyền chủ động cho các đơn vị thành viên của VNPT để giảm bớt sự lệ thuộc vào tổng công ty nhằm sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực tài chính, tăng sức cạnh tranh.

8. Spam và spy lan tràn

Nếu như trước đây người ta chỉ biết đến spam (thư rác) ngoại thì năm 2005 đã chứng kiến sự lan tràn của spam tiếng Việt cùng những lời rao bán địa chỉ email với tần suất dày đặc trên các website rao vặt. Một ví dụ cụ thể khác là trang web VN-N.com chuyên gieo rắc phần mềm gián điệp (spyware) để cướp địa chỉ trang chủ của trình duyệt.

9. Trào lưu blog đổ bộ

Vài năm trước người sử dụng Internet VN đã nghe đến sự bùng phát của trào lưu blog ở các nước thì nay những tháng cuối năm 2005, blog cũng đổ bộ ồ ạt vào VN. Trào lưu này phổ biến nhanh nhờ sự xuất hiện dịch vụ 360 của Yahoo và sau đó là một loạt website hỗ trợ blog của VN.

10. Hacker trở nên nguy hiểm hơn

Năm 2005 đánh dấu một thay đổi lớn của giới tin tặc "nội địa". Nếu trước đây các hoạt động phá hoại chỉ dừng ở mức đánh cướp tên miền của các website cá nhân, tấn công từ chối dịch vụ (DDOS) hoặc gieo rắc virus thì giờ đây, giới tin tặc đã nhằm vào cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp lớn mà vụ tấn công gây rò rỉ thông tin dữ liệu khách hàng của mạng di động MobiFone là một trường hợp điển hình.

Theo VnMedia
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video