10 sự thật tâm lý học thú vị giúp bạn hiểu hơn về bản thân mình

Trong những năm qua, các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều bí mật thú vị và những khiếm khuyết nhỏ trong não bộ của con người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem điều gì đang diễn ra bên trong não bộ ở bài viết 10 sự thật tâm lý học thú vị giúp bạn hiểu hơn về bản thân mình nhé!

1. Chúng ta thường có xu hướng nhớ lại những kỷ niệm trong quá khứ

Chúng ta thường có xu hướng nhìn lại ký ức của mình thông qua những thước phim nhỏ hoặc đoạn video clip nào đó. Những điều dường như mặc định trong não bộ, an toàn và không thể thay đổi. Bạn có thể hồi tưởng về những sự kiện trong quá khứ mỗi khi chúng thoáng qua trong tâm trí. Nhưng rồi chúng sẽ bị dần phai mờ khi có thêm nhiều sự kiện mới xảy ra.

Chẳng hạn, bạn không nhớ rõ những người đã tham gia vào bữa tiệc gia đình mình vào 2 năm trước, nếu cô của bạn luôn tham gia vào mọi bữa tiệc gia đình thì tâm trí bạn sẽ đưa điều đó vào ký ức và bạn sẽ nhớ đến ngay cả khi người ấy vắng mặt vào dịp đặc biệt đó.

2. Có số lượng bạn bè hạn chế

Các nhà tâm lý học và nhà xã hội học đã đưa ra một khái niệm là con số của Dunbar (Dunbar’s number) - tức là số người tối đa mà một người có thể duy trì mối quan hệ chặt chẽ và thân thiết.

Vì vậy, ngay cả khi bạn có hàng ngàn “bạn bè” trên Facebook, bạn chỉ có thể giao tiếp ý nghĩa từ 50 đến 200 người trong số họ mà thôi.

3. Cảm thấy hạnh phúc hơn khi bận rộn hơn

Trong bức hình trên cùng là một tình huống nhưng với hai cách xử lý khác nhau. Bạn đang ở sân bay và cần nhận hành lý. Trong vòng mười phút, bạn sẽ đến khu vực xác nhận quyền sở hữu và nhận vali của mình.

Và giờ là một cách xử lý hơi khác. Bạn sẽ tìm thấy vali nhanh hơn, chỉ trong hai phút vì sử dụng băng chuyền hành lý. Nhưng bạn phải dành tám phút còn lại để chờ vali xuất hiện.

Trong cả hai trường hợp, bạn đều mất không quá mười phút để lấy hành lý. Tuy nhiên, ở tình huống thứ hai, bạn có thể cảm thấy thiếu kiên nhẫn và không hài lòng. Điều này là do thực tế não bộ của chúng ta không thích bị nhàn rỗi và thích bận rộn hơn. Đối với mọi công việc đã hoàn thành, nó "thưởng" cho chúng ta bằng dopamine - hormone hạnh phúc.

4. Chúng ta chỉ có thể nhớ được 3-4 điều mỗi lần

Các nghiên cứu cho thấy bộ não con người có thể lưu trữ không quá 3-4 thông tin cùng một lúc. Ngoài ra, thông tin này chỉ có thể được bảo tồn trong khoảng 20-30 giây. Sau quãng thời gian này, chúng ta sẽ quên đi trừ khi thông tin đó tiếp tục được làm mới lại trong bộ nhớ nhiều lần sau đó.

Ví dụ, bạn đang lái xe và nói chuyện qua điện thoại (đừng nên làm vậy). Người kia cung cấp cho bạn một dãy số, nhưng bạn không thể viết lúc đó và cố gắng ghi nhớ. Bạn thường đọc lại dãy số này một lần nữa và lưu trữ nó trong bộ nhớ ngắn hạn của mình.

Trên thực tế, chúng ta dễ dàng nhớ 3-4 thông tin mỗi lần, như 3-4 chữ số hoặc dòng. Điều này áp dụng cho số điện thoại và số thẻ tín dụng, thậm chí cả với đoạn văn mà bạn đang đọc!

5. Nhận thức thị giác khác với sự xuất hiện thực tế

Bộ não liên tục xử lý thông tin nhận được từ các cơ quan cảm giác, đồng thời phân tích hình ảnh và diễn giải chúng trong một hình thức khác biệt hơn.

Chẳng hạn, lý do để một người có thể đọc được một văn bản nhanh chóng hơn người khác nằm ở chỗ họ chỉ cần chú ý đến những chữ cái đầu tiên và cuối cùng, trực quan sẽ điền nốt vào phần còn lại, dựa trên kinh nghiệm cũng như kiến thức đã có. Điều này không chỉ xảy ra với văn bản. Bạn có thể nhìn vào các nhóm chữ cái lộn xộn nhưng vẫn nhận thấy chúng là những từ có ý nghĩa thích hợp.

6. Dành 30% thời gian mỗi ngày để mơ mộng

Hãy tưởng tượng bạn đang làm việc để nghiên cứu một tài liệu quan trọng. Bỗng nhiên, bạn nhận ra rằng mình đang đọc một câu ba lần liên tiếp. Thay vì phân tích văn bản, tâm trí của bạn đang lang thang ở đâu đó.

Các nhà khoa học tại trường Đại học California nói rằng mỗi ngày chúng ta thường dành 30% thời gian để mộng mơ. Đôi khi trong những chuyến đi dài, điều này sẽ tăng lên đến 70%. Các nghiên cứu cho thấy những người thích "để suy nghĩ đi lang thang" có xu hướng sáng tạo hơn. Ngoài ra, họ giải quyết các vấn đề và thoát khỏi căng thẳng một cách tốt hơn.

7. Không thể bỏ qua 3 điều trong cuộc sống: thức ăn, tình dục và nguy hiểm

Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng tại sao mọi người luôn dừng lại để nhìn hậu quả của một vụ tai nạn đường bộ hay không? Sự tò mò của bản thân được kích hoạt bởi "bộ não cổ" của chúng ta - bộ phận chịu trách nhiệm về sự sống còn.

Chức năng của não bộ thường quan sát môi trường xung quanh và đặt ra 3 câu hỏi và tự trả lời: "Tôi có thể ăn được không? Tôi có thể làm điều đó hay không? Hoặc liệu tôi có bị giết bằng cách đó không?". Thực phẩm, tình dục và nguy hiểm vẫn là những điều cơ bản để chúng ta có thể sống sót. Do đó, không ai trong chúng ta có thể thờ ơ với chúng.

8. Muốn có càng nhiều sự lựa chọn càng tốt

Các nhà khoa học đã thiết lập hai bảng trong siêu thị. Trên bảng đầu tiên, họ đặt 6 loại mứt và bảng thứ hai đặt 24 loại. Kết quả là 60% khách hàng dừng lại để thử ở bảng thứ nhất nhưng đến khi mua hàng thì bảng thứ hai lại tăng gấp 4 lần.

Như đã biết, não bộ của chúng ta chỉ có thể tập trung 3-4 lần vào một thời điểm. Nhưng bản thân lại luôn khao khát sự đa dạng, thích duyệt qua nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì thế, nhiều khả năng mọi người sẽ dừng lại thử ở bảng có chứa 24 loại mứt.

9. Đưa ra quyết định theo tiềm thức

Chúng ta thường nghĩ rằng tất cả hành động của mình là kết quả của việc lập kế hoạch một cách cẩn thận. Tuy nhiên, trên thực tế, 60-80% các quyết định hàng ngày được thực hiện theo tiềm thức.

Mỗi giây, não bộ của chúng ta nhận được hàng triệu đơn vị dữ liệu. Để ngăn ngừa sự "quá tải", một số công việc được chuyển vào tiềm thức và một số hành động được làm theo thói quen.

Về nhược điểm, điều này thường dẫn đến sự không chắc chắn. Ví dụ như, khi chúng ta đến văn phòng và đột nhiên lo lắng về việc đã khóa xe hay chưa.

10. Tập trung cụ thể vào từng việc

Các nghiên cứu cho thấy chúng ta chỉ có thể thực hiện một hoạt động nhận thức tại một thời điểm mà thôi. Hãy thử nói chuyện và đọc cùng một lúc hoặc viết thư trong khi nghe sách audio xem sao. Não bộ của chúng ta không thể tập trung vào hai nhiệm vụ cùng một lúc. Bạn có thể thử để xem sự nhầm lẫn hay sự cố nào sẽ xảy ra.

Có một ngoại lệ đó là nếu hoạt động thứ hai hoàn toàn tự nhiên và tự động (việc chúng ta thường làm mỗi ngày) như nói chuyện điện thoại và đi bộ. Thế nhưng, bạn rất có thể bị vấp ngã nếu không tập trung chú ý.

Cập nhật: 05/01/2018 Theo QTM
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video