10 thảm họa khủng khiếp trong lịch sử nhân loại

10 thảm họa khủng khiếp trong lịch sử nhân loại đã gây hại không chỉ về con người, của cải mà còn ảnh hưởng xấu tới môi trường suốt nhiều năm sau.


Động đất 7 độ Richter ở độ sâu 8,1 dặm đã làm rung chuyển Haiti
vào ngày 12/1/2010. Trận động đất mạnh nhất ở Haiti kể từ 1770 đã cướp đi sinh mạng hơn 200.000 người, khiến 2 triệu người mất nhà cửa.


Động đất ở Pakistan năm 2005
có vị trí tâm chấn ở vùng Kasshmir gần thành phố Muzaffarabad. 75.000 người chết và 106.000 người bị thương là thiệt hại về người sau thảm họa khủng khiếp trong lịch sử nhân loại này. Haiti sau đó nhận tổng cộng 5,4 tỷ USD tiền quyên góp từ khắp nơi trên thế giới để hỗ trợ người dân và tái thiết đất nước.


Bão Katrina hồi năm 2005
là cơn bão mạnh thứ 6 trong lịch sử từng đổ bộ vào nước Mỹ. Nó đã gây thiệt hại về tài sản lên tới 81 tỷ USD.


Tuy chỉ diễn ra trong vòng 10 giây, nhưng trận động đất và sóng thần Ấn Độ Dương 2004 khiến 200.000 – 310.000 người sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan thiệt mạng.


Đường Sơn đại địa chấn
(tức: trận động đất lớn ở Đường Sơn, Trung Quốc) hôm 28/7/1976 là nguyên nhân gây nên cái chết của 240.000 người và làm 164.000 người khác bị thương. Đây là trận động đất có thiệt hại lớn nhất trong lịch sử nhân loại thế kỷ 20.


Trận động đất 9 độ Richter
kèm theo sóng thần ở bờ biển phía đông Nhật Bản ngày 11/3/2011 đã khiến khoảng 15.846 người chết, 6011 người bị thương và 3317 người mất tích. Động đất-sóng thần còn gây nên một thảm họa hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima.


Kể từ giữa tháng 7/2011, các nước ở vùng Sừng Châu Phi như Kenya, Somalia, Ethipoa và Djibouti đã lâm vào cuộc khủng hoảng lương thực nặng nề gây ra do đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 60 năm qua.


Trận lũ lụt ở Mozambique (2000)
xảy ra sau những trận mưa như trút không ngừng trong suốt 5 tuần liền. Nó khiến 800 người chết và gây ảnh hưởng nặng nề trên các thửa đất trồng trọt.


20-40 triệu người ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ đã chết trong trận đại dịch cúm bắt đầu hồi tháng 3/1918.


Đại dịch lao bùng phát ở châu Âu hồi thế kỷ 17
kéo dài trong suốt gần 200 năm được cho là nguyên nhân gây ra cái chết của 1.650 người.

Cập nhật: 29/10/2016 Theo kienthuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video