2 thời điểm trong ngày bạn cần chú ý nhất khi sốt xuất huyết đang bùng phát

Bạn có biết trong ngày, đâu là thời điểm mà muỗi sốt xuất huyết hoạt động mạnh nhất không? Tìm hiểu ngay để phòng tránh nhé!

Dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, Hà Nội đã đặt báo động đỏ với 12 vùng dịch là Thanh Oai, Thường Tín, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Trì và Thanh Xuân.

Được biết, tính từ đầu năm đến nay, đã có 90.000 ca suốt xuất huyết được ghi nhận, trong đó 24 ca tử vong.

Cần nhấn mạnh rằng, muỗi vằn Aedes aegypti chính là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết - đốt người bệnh nhiễm virus rồi sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.


Muỗi vằn Aedes aegypti chính là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết.

Muỗi vằn Aedes có thể hút máu suốt cả ngày nhưng chúng thường tìm người để "chích" nhiều nhất vào ban ngày.

Có 2 thời điểm muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hoạt động mạnh nhất trong ngày đó là: sáng sớm (lúc mặt trời mọc) và chiều tối (khoảng 1 giờ trước khi mặt trời lặn).

Đây cũng là thông tin được PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chia sẻ được đăng tải trên báo Hà Nội Mới. Theo ông, muỗi lây bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn cái, đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.


Muỗi hoạt động mạnh nhất lúc sáng sớm và chiều tối.

Nhưng vì sao muỗi vằn lại "phát huy tối đa" việc đốt người vào 2 thời điểm sáng sớm và chiều tối?

Cần nói rõ là, muỗi Ae. aegypti chỉ trú ngụ được ở nơi có ánh sáng yếu, với nền nhiệt độ trung bình không quá cao.

Hoạt động tìm mồi hút máu của loài muỗi này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nếu nhiệt độ môi trường dưới 23 độ C thì hầu như chúng không có khả năng hoạt động hút máu. Do đó, muỗi vằn thường phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm.

Trong khi trực chờ "con mồi", muỗi sẽ trú nghỉ ở những góc, xó tối trong nhà, mặt dưới của đồ gỗ, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà; ít khi đậu trên tường.

Muỗi Aedes aegypti có màu đen, phần chân, thân, bụng có khoang đen trắng rõ rệt nên thường gọi là muỗi vằn.


Muỗi vằn Aedes có phần chân, thân bụng với khoang đen trắng rõ rệt.

Chúng bay rất nhanh, nếu thấy mồi là lao vào đốt và hút máu ngay, đồng thời bám theo rất dai và chỉ bay đi khi đã hút no máu.

Chính vì vậy, mỗi gia đình cần phòng chống sự sinh sôi nảy nở của loài muỗi vằn bằng cách không để cho muỗi đẻ trứng và phát triển thành bọ gậy.

Ngoài ra, bạn cũng cần:

  1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng.
  3. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
  4. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
  5. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Cập nhật: 05/08/2019 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video