5 điều sẽ xảy ra nếu bạn “tẩy chay” việc ăn mỡ

Cùng tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn không tiếp tục “làm bạn” với loại thực phẩm này.

Ngày nay, việc ăn mỡ đang nằm trong danh sách một trong những việc mà con người “tẩy chay” nhất. Bởi bên cạnh nỗi sợ sở hữu chiếc eo thùng phuy, việc ăn mỡ còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cho con người.

Thế nhưng việc nói “không” hoàn toàn với loại thực phẩm này liệu có thực sự tốt cho sức khỏe? Và đây sẽ là nguy cơ bạn phải đối mặt khi loại bỏ "mỡ" trong thực phẩm hàng ngày.

1. "Mắt mờ chân chậm"

Bạn nghĩ mỡ chỉ là những "anh bạn khó ưa" nơi vùng bụng? Nhưng không, mỡ còn có mối liên quan mật thiết đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Một trong những chức năng của mỡ, đó là chất xúc tác giúp hòa tan các khoáng chất. Nếu không có hoặc không đủ lượng mỡ được nạp vào cơ thể sau mỗi bữa ăn, cơ thể sẽ có nguy cơ gặp vấn đề trong việc hấp thụ vitamin A.

Nếu không nhận đủ vitamin A, bạn sẽ đối mặt với hiện tượng khô mắt, giảm thị lực hay mắc chứng quáng gà. Nguy hiểm hơn, chứng bệnh thoái hóa giác mạc, thậm chí mù lòa sẽ đe dọa đến cơ thể bạn.

2. Xương trở nên "còi cọc"

Việc không ăn mỡ cũng khiến bạn giảm khả năng hấp thụ vitamin D, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh như còi xương, mềm xương hay giảm khoáng hóa xương, khiến xương bị tổn hại nghiêm trọng.

3. Rối loạn sinh lý

Khả năng hấp thụ vitamin E cũng theo đó giảm đi, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ bắp, khiến cơ thể gặp nhiều rối loạn.

Đặc biệt, theo như cảnh báo của các chuyên gia từ ĐH Colombia (Mỹ), cơ thể không được nạp đủ mỡ sẽ gây ảnh hưởng đến vai trò của các nội tiết tố, cụ thể là estrogen ở nữ giới và testosterone ở nam giới.

Trong đó, phụ nữ ăn quá ít mỡ sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất estrogen gâyảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt và làm suy yếu nghiêm trọng sức khỏe của xương.

Tương tự như vậy, việc bổ sung không đủ lượng mỡ và chất béo sẽ làm xáo trộn khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone. Điều này không chỉ làm giảm khả năng trong chuyện “chăn gối”, mà ngay cả cơ bắp của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

4. Nhồi máu cơ tim

Nếu tẩy chay ăn mỡ, bạn sẽ không thể hấp thụ vitamin K - vitamin có chức năng điều hòa mạch máu. Việc thiếu đi vitamin này sẽ khiến cơ thể giảm chức năng của tế bào nội mô mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch, nhồi máu cơ tim hay đau thắt ngực.

5. Suy nhược cơ thể

Trong mỡ chứa axit béo thiết yếu, đóng vai trò giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và duy trì sự ổn định. Những axit này cơ thể không thể tự tổng hợp và sản xuất mà được bổ sung thông qua các chế độ ăn uống.

Kết quả mới được công bố vào năm 2009 bởi viện nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng của Đại học Harvard cho thấy, nếu như không ăn mỡ, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các axit béo omega 3, trong đó bao gồm nhóm axit alpha-linolenic. Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy nhược cơ thể dẫn tới tử vong.

Bổ sung lượng mỡ như thế nào để đảm bảo sức khỏe tốt mà vẫn đủ tự tin mỗi khi bước lên bàn cân?

Để cung cấp đủ năng lượng cho một ngày học tập và làm việc hiệu quả, cơ thể con người cần ít nhất 2.000 calo mỗi ngày, trong đó lượng calo cung cấp từ mỡ và chất béo nên chỉ chiếm khoảng 20 đến 35%.

Theo các chuyên gia của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc, trung bình mỗi 1gr chất béo cung cấp 9 calo, vì vậy để có đủ 2.000 calo cho cơ thể cần ăn ít nhất 44 - 78gr mỡ.

Khi lựa chọn thức phẩm chứa mỡ, bạn nên ưu tiên những sản phẩm như dầu thực vật, các loại hạt, hạt và quả bơ, thịt cá và quả óc chó.

Đặc biệt bạn nên hạn chế những loại mỡ có chất béo bão hòa trong thịt, pho mát, bơ và những loại thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa (transfat) như bơ thực vật và đồ chiên, nướng.

Những loại chất béo này không đem lại lợi ích gì cho cơ thể mà chỉ khiến chúng ta lão hóa nhanh và dễ mắc các chứng bệnh tim.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video