Những lý do gây chóng mặt sau khi ngủ dậy

Ngủ đủ giấc về đêm, chợp mắt ngắn vào buổi trưa giúp cơ thể sảng khoái, đầu óc minh mẫn. Nhưng một số người ngủ dậy cảm thấy choáng váng, cơ thể mệt mỏi có thể do những nguyên nhân dưới đây.

Độ cao gối chưa phù hợp

Theo các chuyên gia sức khỏe trên trang Yourhealth, độ cao của gối ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu gối quá cao gây khó chịu, không tốt cho đốt sống cổ. Gối quá thấp khiến lượng máu dồn xuống não nhiều, dẫn đến cảm giác hoa mắt, đau đầu... Lựa chọn gối phù hợp cao 8-15cm, rộng 30cm, dài 60cm giúp ngủ ngon, giảm nguy cơ chóng mặt khi tỉnh dậy.

Phòng quá nhiều ánh sáng

Melatonin (loại hormone tiết ra từ tuyến tùng trong não, điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ) tỷ lệ nghịch với ánh sáng. Bóng tối làm lượng melatonin tiết ra nhiều tạo cảm giác ngon giấc. Ánh đèn vào ban đêm, ánh sáng từ tivi có thể ngăn chặn sản xuất melatonin. Một số người nhạy cảm còn trằn trọc khi phòng sáng. Môi trường công ty thường quá sáng, quá lạnh hoặc thiếu oxy không phải là nơi lý tưởng cho giấc ngủ của dân văn phòng.


Bạn có thể cảm thấy chóng mặt, đau đầu nếu phòng có nhiều ánh sáng, độ cao gối không phù hợp. (Ảnh: Shutterstock).

Sử dụng điện thoại, máy tính

Thói quen sử dụng điện thoại, máy tính bảng nhiều trước giờ ngủ không tốt cho não bộ, thị lực. Sóng và bức xạ điện từ của điện thoại ảnh hưởng đến việc bài tiết melanonin, khiến bạn khó chợp mắt. Do đó, bạn nên hạn chế dùng thiết bị điện tử khi lên giường, tắt nguồn chúng vào ban đêm.

Thời gian ngủ chưa phù hợp

Ngủ quá ít dưới 8 tiếng mỗi đêm có thể làm bạn mệt mỏi, làm việc không tập trung vào ngày hôm sau. Nếu tình trạng kéo dài ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thời gian ngủ chưa phù hợp cũng khiến một số người đau đầu sau buổi trưa. Giấc ngủ trưa thường chỉ nên khoảng 20-30 phút. Nếu kéo dài 80-100 phút, cơ thể chuyển sang trạng thái ngủ sâu, lượng máu lên não giảm xuống, quá trình trao đổi chất chậm lại. Bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, đau đầu khi thức dậy vào lúc này.

Ngủ ngồi tại chỗ, gục xuống bàn

Một số dân văn phòng tranh thủ chợp mắt buổi trưa bằng cách ngồi tại chỗ, gục xuống bàn. Tư thế này khiến lượng máu lên não giảm gây ra tình trạng chóng mặt, ù tai, mỏi chân... Máu đến các cơ quan cũng giảm xuống do phải tập trung cho dạ dày, ruột để tiêu hóa bữa ăn trưa. Dù thời gian ngủ ngắn, bạn cũng nên nằm xuống nghỉ ngơi.


Thiếu máu não cũng làm bạn bị đau đầu khi ngủ dậy.

Thiếu máu não

Tiến sĩ Y học, BS Nguyễn Văn Doanh - BV Thu Cúc cho biết: "Triệu chứng đau đầu chóng mặt khi ngủ dậy còn có thể do nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm như thiếu máu não bởi khi não không được cung cấp đủ lượng máu nuôi cần thiết khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, choáng váng. Chính vì vậy, người bệnh khi có triệu chứng này kéo dài cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán điều trị hiệu quả".

Ô nhiễm tiếng ồn

Nếu bạn ngủ trong một căn phòng bị ô nhiễm bởi tiếng ồn thì khi thức dậy bạn có thể bị đau đầu chóng mặt. Vì sao ư? Vì tiếng ồn làm bạn khó ngủ hơn, hay tỉnh giấc bất chợt thậm chí làm rối loạn giấc ngủ của bạn và khiến bạn ngủ không sâu giấc.

Căng thẳng

Stress là nguyên nhân chính khiến bạn không nhận được một giấc ngủ ngon vào ban đêm. Vì vậy, hãy ngừng suy nghĩ về những căng thẳng trong cả ngày và ngày hôm sau để có được một giấc ngủ tốt hơn vào ban đêm.

Dùng chất kích thích trước khi ngủ

Trà, cà phê, socola, nước ngọt có gas…là những đồ ăn thức uống khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, caffeine chứa trong đó vừa là chất gây kích thích vừa có tính lợi tiểu nên làm phải đi tiểu nhiều lần trong đêm khiến giấc ngủ của bạn không ngon. Bên cạnh đó, rượu có thể giúp bạn dễ vào giấc nhưng lại khiến giấc ngủ chập chờn gây đau đầu khi thức dậy.

Cập nhật: 27/06/2019 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video