5 quan điểm sống thời cổ xưa chúng ta vẫn làm mỗi ngày

Các nhà nghiên cứu tin rằng, từ nền tảng tâm lý học về hành vi con người, những thế hệ sau sẽ phát triển và cải thiện hơn cả về thể chất, tinh thần, giáo dục, chính trị…

Một lý thuyết tốt có thể giúp con người hiểu được không chỉ giá trị của xã hội mà còn về cuộc sống của bản thân, khiến giá trị cuộc sống được nâng cao.

Dưới đây là những quan điểm sống dựa trên nền tảng tâm lý học xa xưa mà loài người nên học theo nhằm “tích cực hóa” đời sống của mình.

1. Quan niệm "Gia đình là số một"

Bất kể bạn đi đến đâu, gia đình vẫn nên là số một. Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu về quá trình tiến hóa của loài người.

Từ xa xưa, loài người đã có xu hướng ủng hộ, thiên vị cho những cá thể có cùng huyết thống, bao gồm con cái, chị em ruột, cha mẹ, họ hàng… Điển hình có thể kể đến như hệ thống “cha truyền, con nối” của vua chúa thời xưa.

Ở loài vật cũng vậy, chúng cũng luôn có sự thiên vị, tha thứ dành cho huyết thống. Bởi vậy, các nhà tâm lý học luôn cho rằng, cần học cách yêu lấy gia đình vì người thân là những yếu tố quan trọng không thể thay thế, sẽ đồng hành cùng bạn đi suốt cuộc đời dù bạn có muốn hay không.

2. Xây dựng các mối quan hệ

Năm 1971, nhà sinh vật - xã hội học Robert Trivers xây dựng lý thuyết về lòng vị tha tương hỗ (reciprocal altruism) - tức là có đi có lại.

Theo lý thuyết Trivers, con người đối tốt với người khác sẽ được “chi trả” sòng phẳng, chỉ khác với trao đổi thương mại truyền thống, sự “chi trả” này không có hình dạng cụ thể và không được thực hiện tức thì.

Điều liên quan ở đây đó là việc xây dựng và phát triển “hệ thống bạn bè” là một trong những kết quả quan trọng nhất của quá trình tiến hóa. Con người ngày nay kết bạn, giúp đỡ bạn bè dựa trên cở sở kỳ vọng về sự “có qua - có lại”.

Quá trình này đã có từ rất lâu, ngay từ khi xã hội loài người được hình thành. Do đó, hãy là một người bạn tốt và tìm kiếm cho mình những mối quan hệ phù hợp, bạn sẽ thấy cuộc sống tốt đẹp và dễ dàng hơn rất nhiều.

3. Đối nhân xử thế

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường bị vây quanh bởi “người lạ” - những người bạn chưa từng thấy bao giờ và có thể chẳng bao giờ gặp lại.

Tuy nhiên vào thời xa xưa, tính từ khi loài vượn cổ tiến hóa thành người, con người hiếm khi tiếp xúc với người lạ không thuộc thị tộc của mình.

Các thị tộc là những nhóm ổn định, bao gồm người cùng huyết thống hoặc người có mối quan hệ lâu dài với thành viên trong thị tộc. Theo nhà nhân chủng học người Anh - Robin Dunbar, những thị tộc có số lượng thành viên khác nhau nhưng thường không quá 150 cá thể.

Và câu hỏi được đặt ra là - nếu như suốt cuộc đời bạn chỉ gặp tối đa 150 người thì bạn sẽ đối xử với họ như thế nào? Hãy học cách đối xử tử tế với mọi người dù là người lạ giống như thể cả thế giới chỉ có 150 người vậy.

4. Yêu

Tình yêu khác biệt tùy thuộc vào văn hóa, vùng miền cũng như tình trạng quan hệ. Tuy nhiên, trải nghiệm khi yêu thì chỉ có một.

Nghiên cứu của Helen Fisher vào năm 1993 chỉ ra, những trải nghiệm cảm xúc khi yêu sẽ sản sinh ra Oxytocin - hormone tình yêu đóng vai trò như chất “keo” tâm lý gắn kết các cặp đôi. Chính những cảm xúc này sẽ giúp họ chung tay nuôi dạy con cái.

Hệ thống kết đôi ở người theo hình thức “một vợ, một chồng” thực chất đã có từ rất lâu. Ngay cả trong xã hội chấp nhận đa thê, người phụ nữ vẫn có những định kiến về tính sở hữu chồng, người thân của mình.

Bởi vậy có thể nói, tình yêu là một di sản tuyệt vời của quá trình tiến hóa. Bạn nên học cách yêu và giữ gìn tình yêu của đời mình.

5. Hòa mình vào thiên nhiên

Trong suốt lịch sử tiến hóa của loài người, 99% tổng thời gian loài người không biết đến văn phòng, ô tô, tàu hỏa, hoặc máy tính...

Nhìn chung, tổ tiên loài người sống cùng thiên nhiên. Họ tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng, động - thực vật, đồng thời cảm nhận cảnh quan tự nhiên như sông ngòi, cây cối… một cách chân thực nhất.

Ngày nay, con người ta dành quá nhiều thời gian ngồi trong nhà, trong phòng làm việc, hay trong ô tô khi di chuyển. Điều này đồng nghĩa, thời gian ra ngoài hít thở khí trời, đắm mình vào tự nhiên trở nên ít ỏi.

Việc dành quá ít thời gian cho thiên nhiên cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các chứng rối loạn mới - các “điểm lỗi” trong quá trình tiến hóa như chứng “trầm cảm theo mùa” (Seasonal Affective Disorder - trầm cảm do sự thay đổi lượng ánh sáng giữa các mùa, có thể do sự tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên quá ít).

Do đó, hãy gập máy tính lại và dành thời gian thư giãn. Bạn cũng nên tham gia các hoạt động ngoài trời thay vì đắm chìm trong công việc để rồi tạo nên những “điểm lỗi” trong quá trình tiến hóa của loài người.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video