50 hình ảnh về mặt trăng Enceladus của Sao Thổ - nơi sự sống có thể tồn tại (Phần 1)

Nếu như xác định được trên mặt trăng Enceladus của Sao Thổ có tồn tại sự sống, đây sẽ là một trong những phát hiện vĩ đại nhất lịch sử loài người.

Ngay tại hệ Mặt Trời, không phải chỉ nguyên hành tinh Trái Đất của chúng ta mới có nước. Sao Hỏa cằn cỗi được nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nó đã từng tồn tại nước và lúc này đây, hành tinh trên cao kia cũng có đại dương khổng lồ. Các nhà khoa học tại NASA gọi chúng là những "Thế giới Đại dương – Ocean World" - những hệ thống hành tinh có nước ngoài Trái Đất, hành tinh có một lớp băng dày bao phủ bên trên đại dương rộng lớn bên dưới.

Hãy cùng Quản Trị Mạng chiêm ngưỡng 50 hình ảnh về mặt trăng Enceladus của Sao Thổ - nơi sự sống có thể tồn tại dưới đây nhé!

Mặt trăng Enceladus của sao Thổ


Nguồn ảnh: NASA / JPL-Caltech

Mặt trăng băng giá Enceladus của sao Thổ được quan sát bằng phi thuyền Cassini của NASA, đã nghiên cứu sao Thổ và các mặt trăng xung quanh của nó từ năm 2004.

Mặt trăng Enceladus của sao Thổ và vành đai sao Thổ


Nguồn ảnh: NASA / JPL-Caltech / Space Science Institute

Vệ tinh Enceladus của sao Thổ được phi thuyền Cassini của NASA thu thập thông tin qua một chuyến bay gần Mặt trăng băng giá vào ngày 28 tháng 10 năm 2015.

Mạch phun nước trên mặt trăng Enceladus sao Thổ


Nguồn ảnh: NASA / JPL / SSI

Hơn 100 mạch phun nước, các vật chất hữu cơ và các loại chất khác đi vào không gian từ vùng cực nam của vệ tinh Enceladus sao Thổ.

Mặt trăng Enceladus


Nguồn ảnh: NASA / JPL / Space Science Institute

Tàu thăm dò vũ trụ Cassini đã nghiên cứu sao Thổ và các Mặt trăng của nó kể từ khi đi vào quỹ đạo năm 2004. Hình ảnh này được chụp vào ngày 5 tháng 10 năm 2008, một bức tranh khảm tuyệt đẹp về hoạt động kiến tạo trên Enceladus sau một chuyến bay Cassini.

Luồng hơi nước ở mặt trăng Enceladus


Nguồn ảnh: NASA / JPL-Caltech /Space Science Institute

Hình ảnh về luồng hơi nước trên mặt trăng Enceladus của sao Thổ, được phi thuyền Cassini của NASA thu thập trong một lần bay gần của Mặt trăng băng giá vào ngày 28 tháng 10 năm 2015.

Khoang thủy nhiệt


Nguồn ảnh: NASA / JPL-Caltech

Hình ảnh đồ họa mô phỏng quá trình diễn ra sự tương tác giữa nước nóng và đá ngầm dưới đáy đại dương của vệ tinh Enceladus, quá trình này tạo ra lượng lớn khí hydro gây dư thừa.

Tàu vũ trụ Cassini bay xuyên qua luồng hơi nước trên bề mặt Enceladus


Nguồn ảnh: NASA / JPL-Caltech

Hình minh hoạ này cho thấy tàu vũ trụ Cassini của NASA bay xuyên qua luồng hơi nước trên bề mặt của Mặt trăng Enceladus sao Thổ vào năm 2015.

Bề mặt của mặt trăng Enceladus sao Thổ


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Hình ảnh cận cảnh bề mặt của mặt trăng Enceladus sao Thổ được phi thuyền Cassini của NASA thu thập được trong một chuyến bay tới Mặt trăng băng giá vào ngày 28 tháng 10 năm 2015.

Vùng cực ở phía Nam mặt trăng Enceladus


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Vùng cực ở phía Nam của vệ tinh Enceladus sao Thổ đã được tàu vũ trụ Cassini của NASA thám hiểm sâu nhất qua luồng hơi nước băng giá của mặt trăng. Hình ảnh được công bố vào ngày 30 tháng 10 năm 2015.

Hình ảnh Cassini chụp được tại vùng cực phía Bắc của Enceladus


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Tàu vũ trụ Cassini của NASA đã chụp được cảnh này tại vùng cực phía Bắc của mặt trăng lạnh Enceladus sao Thổ trong chuyến bay vào ngày 14 tháng 10 năm 2015.

Các vết nứt gần mặt trăng Enceladus


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Tàu vũ trụ Cassini của NASA đã chụp hình ảnh này gần cực Bắc của vệ tinh băng giá Enceladus sao Thổ vào ngày 14 tháng 10 năm 2015. Các vết nứt mỏng trải qua các hố lõm - một phần của mạng lưới các vết nứt bao quanh vệ tinh.

Mặt trăng Enceladus của sao Thổ ngày 28 tháng 10 năm 2015


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Hình ảnh về bề mặt vệ tinh Enceladus của Thổ tinh được tàu vũ trụ Cassini của NASA thu thập trong một lần bay gần của Mặt trăng băng giá vào ngày 28 tháng 10 năm 2015.

Nhiều vết lõm lớn trên bề mặt vệ tinh Enceladus ở phía cực Bắc


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Hình ảnh này được chụp vào ngày 14 tháng 10 năm 2015 bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA, cho thấy những hố lõm lớn dày đặc xung quanh vùng cực Bắc của vệ tinh Enceladus sao Thổ.

Tàu vũ trụ Cassini trên vệ tinh Enceladus


Nguồn ảnh: NASA / JPL-Caltech

Hình minh hoạ phi thuyền Cassini của NASA trên vệ tinh Enceladus sao Thổ. Tàu vũ trụ Cassini đang thực hiện chuyến bay gần đây nhất trên vệ tinh Enceladus vào năm 2015.

Cấu tạo của vệ tinh Enceladus


Nguồn ảnh: NASA / JPL-Caltech / SSI

Một sự dao động nhẹ trong mặt trăng Enceladus của sao Thổ tiết lộ rằng hành tinh chứa một thế giới đại dương bên dưới lớp vỏ băng giá của nó. Một số đại dương này "trồi lên" không gian từ vùng cực Nam.

Ảnh chụp tại phía Nam của vệ tinh Enceladus


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Hình ảnh gần đây về mặt trăng Enceladus của sao Thổ được tàu vũ trụ Cassini chụp tại phía Nam của Enceladus, có chứa đại dương khổng lồ bên dưới lớp bề mặt, các nhà khoa học gần đây đã khẳng định.

Enceladus - Quả cầu tuyết của Thổ tinh


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Mặt trăng Enceladus của sao Thổ được bao phủ bởi một lớp băng tuyết, trông giống như một quả cầu tuyết - hình ảnh được chụp từ phi thuyền Cassini của NASA đăng tải vào ngày 10 tháng 3 năm 2012. Nó cho thấy mặt chính diện của vệ tinh Enceladus. Phía Bắc của vệ tinh Enceladus hướng lên và xoay sang trái 6 độ.

Khi lạnh giá: vệ tinh Enceladus của sao Thổ


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Tàu vũ trụ Cassini của NASA chụp được hình ảnh vệ tinh Enceladus chỉ được chiếu sáng một phần, mặt trăng băng giá của sao Thổ, hình ảnh này được đăng tải vào ngày 23 tháng 12 năm 2013. Hình ảnh được chụp vào ngày 07 tháng 4 năm 2013 cho thấy bề mặt của vệ tinh Enceladus (313 dặm hay hơn 504km) quay trở lại trong quỹ đạo của mặt trăng sao Thổ.

Luồng hơi nước 1024 trên vệ tinh Enceladus


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Ánh sáng phản xạ ra giúp cho tàu vũ trụ Cassini chụp được luồng hơi nước và bề mặt của vệ tinh Enceladus, đưa ra một hình ảnh tuyệt vời này.

Hình ảnh nguyên mẫu chưa qua xử lý của vệ tinh Enceladus


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Hình ảnh nguyên mẫu chưa qua xử lý của vệ tinh Enceladus được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA vào ngày 2 tháng 5 năm 2012. Chiếc máy ảnh này nằm cách vệ tinh Enceladus khoảng 385.919 km (239.799 dặm).

"Trăng lưỡi liềm" Enceladus


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Hình ảnh nguyên mẫu chưa qua xử lý này được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA vào ngày 1 tháng năm 2012. Máy ảnh đặt cách vệ tinh Enceladus khoảng 419.142 km (260.443 dặm).

Mặt trăng Enceladus của Sao Thổ được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Hình ảnh này cho thấy bán cầu của vệ tinh Enceladus sao Thổ. Hình ảnh được chụp vào ngày 06 Tháng 11 2011 bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA, khi thăm dò tại khoảng cách 109.000 km (67.700 dặm) tính từ mặt trăng băng giá.

Cận cảnh các rãnh trên bề mặt mặt trăng Enceladus


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Hình ảnh này cho thấy các rãnh ở phần phía nam của vệ tinh Enceladus Thổ tinh. Hình ảnh này được tạo ra bằng cách sử dụng dữ liệu SAR thu phóng tổng hợp (synthetic-aperture radar - SAR) do tàu vũ trụ Cassini của NASA thu thập được vào ngày 6 tháng 11 năm 2011. Hình ảnh radar được phủ lên một lớp màu xanh nhạt qua hình ảnh ánh sáng nhìn thấy trước đó.

Mặt trăng Enceladus và vành đai sao Thổ


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Tàu vũ trụ Cassini của NASA thu được hình ảnh nguyên mẫu chưa qua xử lý này của Enceladus vào ngày 06 tháng 11 năm 2011 và tại Trái đất đã nhận được vào ngày 07 tháng 11 năm 2011. Máy ảnh nằm cách vệ tinh Enceladus khoảng 144.790 km (67.100 dặm) và hình ảnh đã được chụp bằng cách sử dụng CL1 Và bộ lọc CL2.

Vệ tinh Enceladus - ngày 6 tháng 11 năm 2011


Nguồn ảnh: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute

Đây là hình ảnh nguyên mẫu chưa qua xử lý của mặt trăng Enceladus trên sao Thổ được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini của NASA vào ngày 06 Tháng Mười Một 2011 và đã nhận được trên Trái đất vào ngày 07 tháng 11 năm 2011. Máy ảnh này nằm cách vệ tinh Enceladus khoảng 108.044 km (67.100 dặm). Hình ảnh được chụp bằng cách sử dụng các bộ lọc CL1 và CL2.

còn tiếp...

Cập nhật: 14/04/2017 Theo Nga Bui (QTM)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video