Có những "bí mật" thú vị về thiên tài Albert Einstein mà có thể người hâm mộ ông vẫn chưa có cơ hội được biết.
1. Ông từ bỏ quốc tịch Đức khi 16 tuổi
Từ khi còn rất nhỏ, abe đã không thích những hình thức quốc gia và ông tự nhận mình là công dân toàn cầu. Khi 16 tuổi, ông từ bỏ quốc tịch Đức và chính thức không là công dân của quốc gia nào, cho tới khi ông nhập tịch Thụy Sĩ vào năm 1901.
2. Ông kết hôn với nữ sinh viên duy nhất trong lớp
Mileva Marić là nữ sinh duy nhất trong lớp học của Einstein tại Đại học Zürich. Cô gái có niềm đam mê to lớn với toán học và khoa học, và khát khao được trở thành nhà vật lý. Tuy nhiên, bà đã gác lại đam mê để kết hôn với Einstein, sống cuộc sống là một người vợ, người mẹ.
Einstein cùng người vợ đầu tiên của mình là bà Mileva Maric. (Ảnh: TMSoNY).
3. FBI giữ 1.427 trang tài liệu của ông
Năm 1933, FBI bắt đầu lưu giữ tài liệu của abe, ngay trước chuyến đi lần thứ ba đến Hoa Kỳ của ông. Tài liệu này của ông có 1427 trang tập trung vào những mối quan tâm khác của ông, như các tổ chức chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa xã hội.
4. Có một người con ngoài giá thú
Người vợ tương lai của Eintein là Mileva đã sinh một người con vào năm 1902 khi ông sống cùng gia đình của bà ở Serbia. Em bé sinh ra được đặt tên là Lieserl, nhiều nhà sử học đặt giả thuyết rằng em bé đã bị chết khi còn nhỏ, hoặc được cho đi làm con nuôi vì không chịu được tiếng đồn của mọi người.
Sự tồn tại của Lieserl không được biết mãi cho đến năm 1987, khi tập hợp những lá thư gửi và nhận của Einstein được công bố.
5. Ông đã tặng tất cả tiền thưởng giải Nobel cho vợ đầu tiên để ly hôn
Trước khi nhận giải Nobel, Einstein đã tặng tất cả khoản tiền thưởng dự kiến của giải thưởng cho người vợ đầu tiên của mình là Mileva Marić, sau khi hoàn tất, người vợ đồng ý việc ly hôn. Tuy nhiên, giải thưởng sau đó được tăng lên đến 32.250 đô la, cao hơn mười lần mức lương trung bình hàng năm của các giáo sư vào thời điểm đó.
6. Einstein kết hôn với em gái họ
Elsa là người vợ thứ hai của Einstein, là con gái của người chị của mẹ Albert. Vậy là Einstein và người vợ thứ hai là anh em họ với nhau. Ngoài ra, cha của Elsa và cha của Einstein cũng là anh em họ với nhau. Tên thời con gái của Elsa cũng là Einstein.
Người vợ thứ hai của Einstein là Elsa, em gái họ của mình. (Ảnh: LOC).
7. Nhà hoạt động vì quyền công dân
Einstein đã ủng hộ mạnh mẽ quyền công dân và tự do ngôn luận. Khi W.E.B. Du Bois bị truy tố năm 1951 với tội danh là một người không đăng ký tạm trú tại nước sở tại, Einstein đã tình nguyện lên tiếng bảo vệ cho ông. Sau khi luật sư của Du Bois cho biết Einstein sẽ xuất hiện tại tòa án, thẩm phán đã cho hủy phiên tòa.
8. Con trai của Einstein bị đưa vào những nơi ở tập trung suốt quãng đời còn lại
Con trai thứ hai của Einstein là Eduard, được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt và được đưa vào những nơi sống tập trung để người khác chăm sóc suốt quãng đời còn lại.
Eduard bị mê hoặc bởi bộ môn phân tâm học và là một người hâm mộ cuồng nhiệt nhà phân tâm học nổi tiếng Sigmund Freud. Dù cha con Einstein thường xuyên trao đổi thư từ qua lại, nhưng thực tế Einstein chưa từng gặp lại con mình một lần nào sau khi ông định cư ở Hoa Kỳ vào năm 1933.
Eduard qua đời ở tuổi 55 tại bệnh viện tâm thần.
9. Tình bạn thắm thiết với cha đẻ của chiến tranh hóa học
Fritz Haber là một nhà hóa học người Đức, đã giúp Einstein đến Berlin và sau đó hai người họ nhanh chóng trở thành bạn thân với nhau.
Albert Einstein sau khi nhận giải Nobel năm 1921. (Ảnh: LOC).
Haber là người Do Thái nhưng đã cải đạo sang Công Giáo, và đã phân tích cho Einstein nhiều về sự đồng hóa trước khi Đức Quốc xã lên nắm quyền.
Trong Thế chiến thứ nhất, Haber đã phát triển một loại khí clo gây chết người, nặng hơn không khí để có thể lan xuống những đường hầm, gây đau đớn cho những người lính bằng cách đốt cháy cổ họng và phổi của họ. Từ phát minh này, đôi khi Haber được gọi là cha đẻ của chiến tranh hóa học.