Có nhiều điều mà người hiện đại không thể tưởng tượng được về nhà vệ sinh thời cổ, trong đó có những sự thật khiến chúng ta rùng mình.
Những sự thật khó tin về nhà vệ sinh thời xưa
1. Không có không gian riêng tư
Người La Mã cổ đại coi việc đi vệ sinh ở toilet công cộng là giao tiếp xã hội.
Tọa lạc tại trung tâm đô thị, nhà vệ sinh ở La Mã cổ đại thường được thiết kế bên cạnh các khu vườn trong thành phố và chứa được nhiều người cùng một lúc. Thay vì “giải quyết nỗi buồn” trong không gian riêng, mọi người phải chấp nhận việc vừa đi vệ sinh vừa nhìn người khác vì người La Mã coi đó là một hoạt động xã hội.
2. Dùng chung miếng bọt biển
Miếng bọt biển được dùng chung để vệ sinh sau khi đi đại tiện.
Giấy vệ sinh chưa có ở La Mã cổ đại, vì vậy họ sử dụng một miếng bọt biển buộc vào thanh gỗ để rửa sau khi đi cầu. Nhà tiêu công cộng không có buồng riêng, vì vậy miếng bọt biển sau khi sử dụng lại được đặt vào cái xô chứa đầy nước muối hoặc giấm. Đó cũng là thau nước dùng chung.
3. Nhà vệ sinh ngoài trời
Nhà vệ sinh khắp các đường phố được dùng để đáp ứng nhu cầu tự nhiên của con người thời bấy giờ
Trong thời trung cổ ở châu Âu, nếu muốn đi vệ sinh, tất cả những gì người ta cần làm là tìm cầu thang, cây cầu hoặc những nơi công cộng. Trong thời kỳ này, nhà vệ sinh khắp các đường phố được dùng để đáp ứng nhu cầu tự nhiên của con người. Nhà sử học Carole Rawcliffe giải thích rằng vào cuối thời trung cổ, mọi người trở nên quan tâm hơn đến sức khỏe và vệ sinh. Do đó, nhà chức trách tài trợ cho các nhà vệ sinh công cộng để giữ cho thành phố sạch sẽ. Nam giới có thể tự giải quyết thông qua các lỗ được đục trên cầu để chất thải rơi xuống dòng chảy phía dưới.
4. Nhà vệ sinh bốc mùi vào mùa hè
Mùi hôi do bể chứa này tạo ra khủng khiếp đến không thể chịu nổi.
Thời trung cổ châu Âu, thiết kế của các phòng tắm, phòng vệ sinh dựa trên tầng lớp xã hội. Các lâu đài được trang bị những phòng đặc biệt có lỗ trên sàn. Một đường thông từ lỗ này đi thẳng xuống dưới đất và chất thải được đổ vào các hố dưới sát chân lâu đài. Các nhà tiêu bỏ phân trực tiếp vào các hầm hoặc hào của lâu đài. Mùi hôi do bể chứa này tạo ra khủng khiếp đến không thể chịu nổi, đặc biệt là vào mùa hè, vì nó bốc lên qua các đường ống và trở lại qua lỗ nhà tiêu.
5. Dọn dẹp thủ công
Những người dọn dẹp phụ trách thu gom rác thải khi đường phố vắng tanh.
Việc sử dụng nhà vệ sinh dần dần được xã hội thế kỷ 18 áp dụng và nhanh chóng trở nên phổ biến, chất thải được “những người đi đêm” dọn sạch. Họ phụ trách thu gom rác thải khi đường phố vắng tanh. Dịch vụ của "những người đi đêm" được cung cấp 24 giờ một lần tại các quận cao cấp, các khu vực nghèo hơn thì ít được dọn dẹp.
6. Chất thải đổ đầy đường phố
Chát thải vẫn được đổ ra đường cho đến khi hệ thống thoát nước thải ra đời vào thế kỷ 19.
Trong thời cổ đại, có nhà vệ sinh riêng là một đặc quyền của giai cấp thượng lưu. Trong trường hợp không có toilet trong nhà, người dân ở Edinburgh (Scotland) thường hét lên "Gardyloo!" để cảnh báo người qua đường về chất thải mà họ sắp ném từ cửa sổ xuống. Thuật ngữ này xuất phát từ thành ngữ tiếng Pháp, "Prenez garde a l’eau!" - nghĩa đen là "cẩn thận với nước".
Điều này vẫn tiếp tục cho đến khi hệ thống thoát nước thải ra đời vào thế kỷ 19. Nếu không chú ý, người đi đường có thể lãnh cả xô nước thải lên đầu.
7. Tâm điểm của các bệnh nhiễm trùng
Sau khi có hệ thống thoát nước, các ca bệnh dịch tả và sốt thương hàn giảm mạnh.
Sau khi hệ thống thoát nước đầu tiên được lắp đặt ở các thành phố châu Âu, số ca tử vong do dịch tả và sốt thương hàn giảm mạnh. Điều này cho thấy các ca bệnh đầu tiên lây lan qua nước bị ô nhiễm.
Ngày nay, điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng các nhà nghiên cứu đã mất nhiều năm để tìm ra nguồn bệnh, người đầu tiên là tiến sĩ John Snow. Thông qua việc sử dụng bản đồ, ông đã xác định được nguồn gốc của sự lây nhiễm ở London: Bể tự hoại dưới một ngôi nhà bị rò rỉ vào giếng cung cấp nước cho máy bơm.
Công trình của Snow không chỉ là cột mốc quan trọng trong việc lập bản đồ vệ sinh, là công trình dịch tễ học đầu tiên trong lịch sử mà còn là điểm khởi đầu cho các hệ thống vệ sinh hiện đại được các thành phố phương Tây áp dụng sau này.