Nguy hiểm khôn lường khi ăn cua, ghẹ sai cách

Ai không nên ăn cua, ghẹ?

Cua, ghẹ là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Tuy rất bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn thực phẩm này.

Cua, ghẹ là một những loại hải sản có nguy cơ dị ứng cao nhất. Do lượng protein có trong cua, ghẹ khá khác biệt so với các loại protein thông thường. Ở một số cơ thể người không có khả năng nhận diện các loại protein lạ như cua, ghẹ có thể gây ra phản ứng cơ thể dị ứng nổi mề đay, mẩn ngứa, sưng phù nề mặt và trong cuống họng. Tuy vậy cua, ghẹ vẫn là những loại thực phẩm được ưa chuộng nhiều nhất bởi độ thơm ngon, nhiều dưỡng chất. Khi ăn hải sản nói chung, và ăn cua hoặc ghẹ nói riêng, cần lưu ý một số điều sau.

Những điều bạn cần lưu ý khi ăn cua, ghẹ để ngăn chặn các tình trạng ngộ độc, dị ứng gây tổn hại đến sức khỏe.

Cua nướng, mắm cua dễ nhiễm sán lá phổi

Theo ông Nguyễn Duy Thịnh (ĐH Bách Khoa Hà Nội), cua, ghẹ bổ dưỡng, cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin nhóm B2, B5, B6, B12 Selen, đồng, magiê, phốt pho, magie… cần thiết cho cơ thể.

Th.s Nguyễn Hồng Hà – nguyên Phó Giám đốc BV Nhiệt đới TƯ từng cho biết: cua sống, gỏi, đặc biệt là món cua suối nướng than hoa, mắm cua sống rất dễ có nang sán lá phổi. Nếu chưa nấu chín sẽ nhiễm ấu trùng sán lá phổi. Cả ấu trùng sán lá phổi và sán lá phổi trưởng thành tồn tại ở ngoại cảnh rất kém, nhưng người hoặc động vật ăn phải cua có ấu trùng nang chưa được nấu chín chúng sẽ vào dạ dày, ruột và xuyên qua thành ống tiêu hóa vào ổ bụng, rồi xuyên qua cơ hoành vào màng phổi và phế quản làm tổ.

Sau 5-6 tuần ăn phải ấu trùng sán, cơ thể sẽ có sán lá phổi trưởng thành. Do chúng ít đẻ trứng nên bác sĩ khó phát hiện. Sán lá phổi sẽ ăn rỗng phổi, khiến phổi bị tổn thương, sốt, ho ra máu…

Do đó hạn chế ăn cua chưa chín, gỏi... Các món ăn từ cua đều phải nấu chín.

Ngoài ra sán lá gan, sán dây… cũng rất dễ mắc phải khi ăn cua ghẹ (đặc biệt là cua đồng).

Dễ nhiễm độc, ngộ độc

Do ô nhiễm môi trường nên một số cua, ghẹ ngon bổ vô tình trở thành “kho chứa chất độc”. Nếu cua, ghẹ sống ở khu vực nước bị ảnh hưởng bởi hoạt động canh tác nông nghiệp thường tích tụ thuốc trừ sâu trong nó. Trong thịt cua ở những khu vực nước bị ô nhiễm, các nhà khoa học thấy nhiều nhất là 2 loại độc tố Dioxin và PCBs (Polychlorinated biphenyls), gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan, làm tăng nguy cơ ung thư, thậm chí tăng nguy cơ sinh con khuyết tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai, và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Dễ dị ứng

Cua, ghẹ là loại thủy sản đứng đầu nguyên nhân gây dị ứng, do đó người mẫn cảm cần cẩn thận, nên ăn ít một, nếu dị ứng, nổi mề đay, ngứa ngáy, nôn nao, đau đầu, chóng mặt, khó thở… cần tới bệnh viện ngay kẻo hôn mê, tụt huyết áp… có thể dẫn tới tử vong.

Dễ nhiễm khuẩn

Ăn cua, ghẹ chết, hoặc chế biến không đúng cách dễ “dính” các vi khuẩn gây ngộ độc như: khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy… Nguy hiểm nhất là khuẩn Listeria monocytogenes – có thể kháng nhiệt, kháng axit và muối cao và tồn tại, sinh trưởng được ở môi trường lạnh. Các loại vi khuẩn dễ dàng tấn công người có hệ miễn dịch yếu, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai… trong vòng 3 - 30 ngày. Phụ nữ mang thai ăn phải loại cua ghẹ này dễ bị sảy thai, sinh non, thai nhi chết yểu sau sinh.

Làm giảm hiệu quả của thuốc

Thịt cua giàu đồng, selen nên sẽ giảm hiệu quả cho người đang uống thuốc. Vì đồng có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt và thuốc kháng sinh. Selen làm tăng tác dụng phụ của thuốc giảm đau (thuốc an thần) vì nó làm chậm sự đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.

Nếu đang uống thuốc chống đông máu có thể làm tăng dược tính của thuốc và tăng nguy cơ bị xung huyết.

Ai không được ăn?

  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú không nên hạn chế ăn cua, ghẹ, mà mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao không nên ăn quá nhiều cua, ghẹ (vì 100g thịt cua có 691mg natri, đáp ứng 29% nhu cầu cho cơ thể mỗi ngày). Hàm lượng Natri cao sẽ làm bệnh nặng hơn.
  • Người bị bệnh gout, viêm khớp (do tăng axit uric trong máu và lắng đọng các thể purin ở khớp) ăn nhiều cua, ghẹ sẽ gây đau đớn.
  • Người hay bị dị ứng chỉ nên ăn cua, ghẹ ít một. Nếu sau ăn vài phút tới vài giờ thấy nổi mề đay, ngứa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... thì nên đi bệnh viện gấp, kẻo nguy hại cho tính mạng.
  • Những người đang bị ho hay bị bệnh hen cũng không nên ăn hải sản, và trong đó có món cua ghẹ cũng cần tránh xa. Các bạn nên theo dõi những người bị mắc bệnh này xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị lên cơn hen để phòng ngừa và cách ly.
  • Người mắc chứng vị tư hàn khi ăn cua thường bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ngộ độc hơn người bình thường.
  • Người có các vấn đề rối loạn tiêu hóa, người bị sỏi thận, viêm túi mật, viêm dạ dày mạn tính, viêm loét hành tá tràng, viêm gan tuyệt đối không nên ăn cua biển, ghẹ biển dù nhiều hay ít.
  • Khi bị cảm hàn, ho nhiều đờm ăn cua có thể gây ho nhiều hơn, cảm hàn nặng và lâu khỏi hơn thông thường.
  • Ăn cua, ghẹ nhiều, thường xuyên có thể gây tích tụ hàn khí, tổn thường dương khí tì vị gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, tác động đến dạ dày và ruột, gây tiêu chảy cấp nghiêm trọng hơn.
  • Không phải ai cũng ăn được gạch cua: 2 nhóm người thực sự không nên ăn gạch cua. Một là những người bị rối loạn mỡ máu và có cholesterol trong máu cao. Bởi lẽ lượng cholestrol trong gạch cua cực kỳ cao, nên sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nhóm người thứ 2 không nên ăn gạch cua chính là phụ nữ mang thai. Vì phần này dễ tích tụ các kim loại mạnh như cadmium, hoặc các chất ô nhiễm khác có hại cho sự phát triển của thai nhi. Do đó khuyến cáo thai phụ nên ăn ít hoặc không nên ăn gạch cua.

Chế biến, bảo quản thế nào?

Chọn cua ghẹ ngon

Nên mua cua, ghẹ nơi có uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Cua, ghẹ ngon là còn sống, đủ chân càng, mình chắc. Bấm yếm thấy cứng thì là cua già, nhiều thịt.

Không nên ham rẻ mà mua cua, ghẹ chết, mùi hôi, tanh. Cũng không nên chọn con cua, ghẹ có yếm nhẵn, mềm là cua mới lột vỏ (to, nặng nhưng nhiều nước, ít thịt).

Cua, ghẹ mua rồi, cần giữ trong lồng, hộp thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Không để cua ghẹ ngập trong nước vì cua dễ chết. Trên cùng dấp nước vào vào khăn, hoặc giấy báo để giữ ẩm cho cua (giúp cua sống thêm 4 - 8 giờ sau khi vớt ra khỏi nước).

Chế biến và sử dụng cua, ghẹ

  • Luộc cua ghẹ từ 20 - 30 phút là ăn được. Cua sắp chín sẽ dần nổi lên, để cua trong nồi 2 -3 phút nữa thì vớt ra, rửa lại bằng nước sôi để nguội, rồi ăn.
  • Một số người thích cho chút rượu trắng, hoặc dấm gạo vào cua ghẹ nhằm sát khuẩn trước khi ăn.
  • Cần bỏ phần yếm cua, mang cua, túi xách, dạ dày của cua (nằm ở ngay sau miệng cua), và tuyến gan tụy (phần dịch lỏng màu vàng ở giữa cơ thể cua) vì chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn - cũng là nơi tích tụ nhiều độc tố nhất.
  • Cua, ghẹ chín nên đưa vào túi nilon sạch, buộc kín, để ngăn đá tủ lạnh trữ thịt cua 2 – 5 ngày. Nhưng cua, ghẹ có thể sinh ra nhiều gốc axit, ảnh hưởng đến sức khỏe nên không dự trữ quá lâu trong tủ lạnh.
  • Với lẩu cua, ghẹ, sau khi rửa sạch, tách mai, bỏ yếm và bùn bẩn bên trong cua ghẹ, rồi chặt con cua ghẹ ra làm hai.
  • Quá trình nấu, cua, ghẹ sẽ tiết nước ngọt làm cho nước lẩu rất ngon ngọt, không ngấy.

Không nên

  • Không tận dụng nước luộc cua nấu ăn vì có nhiều chất độc hại từ thịt cua thôi nhiễm ra.
  • Không nên ăn gỏi cua, hoặc cua chưa được nấu chín. Có rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh trong thủy sản có vỏ, dễ gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu. Thịt cua sống có chứa nang trùng Lungfluke - loại ký sinh trùng ký sinh trong phổi, kích thích, phá hủy các tổ chức của phổi, xâm nhập não gây ra chứng co giật, bại liệt. Cho dù cua đã được ngâm nước muối hay ngâm rượu cũng không thể có tác dụng khử trùng. Do đó chúng ta cần sơ chế kỹ và nấu thật chín trước khi ăn để đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn cua ghẹ, vì chất đạm, canxi sẽ bị giảm đi rất nhiều. Các chất hóa học của hoa quả dễ kết hợp với canxi tạo thành ra chất khó tiêu, gây đau bụng, buồn nôn…
  • Chỉ nên ăn hoa quả sau khi ăn cua ghẹ 2 giờ.
  • Khi ăn cua ghẹ không nên uống bia, vì sẽ tăng nặng.
  • Không uống trà ngay sau khi ăn cua ghẹ vì lá trà có chất dễ kết hợp với canxi trong cua ghe thành canxi khó hòa tan.
  • Chỉ nên uống trà sau khi ăn hải sản 2 giờ.
  • Không nên ăn cua đã chết: Sau khi cua chết, các vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở và ăn mòn các axit amin có trong thịt cua. Lúc này, không chỉ có độ ngậy và mùi vị cua giảm đáng kể mà còn sản sinh ra một số axit amin sinh học có hại cho cơ thể con người, gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, dị ứng... trường hợp nặng hơn có thể gây sốc hoặc suy nội tạng.
  • Không nên ăn những bộ phận trên mai cua: Phần mang trên mai cua là cơ quan hô hấp của cua, có chức năng lọc nước bên ngoài nên rất dễ tích tụ kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác. Nửa phía trước của mai cua - hình tam giác trước mắt cua là dạ dày cua, đường màu đen chúng ta hay thấy ở đây là ruột cua, đây chính là bộ phận tiêu hóa của cua. Phần này dễ bị tích tụ chất bẩn nên tránh ăn.

Một loạt sai lầm cực nguy hiểm khi ăn tôm

Vì sao sa mạc Lencois Maranhenses lại có hàng nghìn hồ chứa nước?

Có nên nhịn bữa sáng để giảm cân?

Cập nhật: 06/10/2020 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video