Ý tưởng về một "cuộc chiến tranh khí hậu" hiện nay được khá nhiều người tin tưởng.
Mới đây, chuyên gia khí tượng học người Mỹ Scott Stevens đã cáo buộc quân đội Nga đã gây ra trận bão Katrina tàn phá thành phố New Orleans. Theo ông ta, kể từ thời Xô Viết nước Nga đã xây dựng một hệ thống đặc biệt có tác động nguy hại đến khí hậu.
Thực tế không chỉ Mỹ nghi ngờ và kết tội Nga. Vào năm 2002 một số chính khách châu Âu cũng lên tiếng buộc tội Mỹ đã gây hại cho nền kinh tế của họ bằng các trận lụt bão nhân tạo dữ dội. Cũng trong năm 2002, Ủy ban Quốc phòng Viện Duma Nga cũng lên tiếng chỉ trích quân đội Mỹ.
Theo Nga thì Mỹ đã cho triển khai một trung tâm nghiên cứu đặc biệt ở Alaska, cách Anchorage 400 km. Chương trình nghiên cứu này tạo cực quang bằng sóng vô tuyến cao tần, gọi là HAARP (High Frequency Active Auroral Research Program).
Báo Pravda của Nga viết: "Các tạp chí khoa học xác định rằng HAARP có khả năng gây bắc cực quang nhân tạo, phá hủy các trạm radar dò tên lửa, giao tiếp với các tàu ngầm trong đại dương và thậm chí phát hiện các căn cứ ngầm bí mật của đối phương... Ngoài ra, HAARP cũng có thể tác động xấu đến khí quyển làm biến đổi khí hậu Trái đất. Và nó cũng tạo ra các thảm họa tự nhiên tương tự như hai trận bão Katrina và Rita vừa qua".
Báo Pravda cũng xác nhận Mỹ và Nga đã phát triển các vũ khí khí hậu bí mật. Được biết, hiện nay trên thế giới có 3 trung tâm loại này, thứ nhất là HAARP ở Alaska, thứ hai ở Na Uy và thứ ba là Saura ở Nga.
Hiện nay trung tâm Saura hoạt động khoảng 100 giờ/năm. Còn trung tâm HAARP hoạt động đến 2.000 giờ/năm, tức hơn Nga 20 lần. Nói khác đi, phía Mỹ ngốn 300 triệu USD/năm, trong khi Nga chỉ có 40.000 USD/năm.
Yuri Tokarev - Nhà nghiên cứu ở NIRFI - nói: “Tác động đến khí hậu là khả năng có thể, nhưng không thể đạt đến một quy mô khủng khiếp như 2 trận bão Katrina và Rita. Nga không có khả năng như thế, Mỹ cũng vậy thôi”.