Akhenaten - Pharaoh dị giáo nổi tiếng của Ai Cập cổ đại

Pharaoh Akhenaten hay Amenhotep IV là người chuyển đổi tôn giáo Ai Cập từ đa thần giáo sang thờ cúng một vị thần duy nhất tên Aten.

Theo Ancient Origins, pharaoh Thutmose IV, ông nội của Akhenaten, kết hôn với con gái của vua Mitanni. Có lẽ cuộc hôn nhân này đã góp thêm yếu tố ngoại tộc vào tôn giáo Ai Cập, thúc đẩy Akhenaten phát triển dị giáo.

Tuthmose IV bắt đầu tôn thờ thần Mặt Trời Heliopolis, chống lại thần Amun-Ra trong truyền thống của Ai Cập. Các thầy tư tế thờ thần Amun-Ra cho rằng họ là một phần của thần Ra. Điều này giúp họ nắm giữ quyền lực lớn. Thông qua thần linh, họ không chỉ kiểm soát đất nước Ai Cập mà còn kiểm soát các vị vua.

Khi lên ngôi, pharaoh Amenhotep III, cha của Akhenaten, thể hiện quyền lực chính trị của mình bằng cách đưa một quý tộc tên Ramose lên thay vị trí của thầy tư tế tiền nhiệm. Ông từng bước vượt qua các thầy tư tế, có những tác động tích cực đối với sự chia rẽ tôn giáo trong nước. Điều này ảnh hưởng tới các thành viên trong Hoàng gia và Akhenaten bắt đầu triều đại cai trị với mục tiêu và lý tưởng giống cha mình.


Akhenaten tôn thờ thần Aten. (Ảnh: Ancient Origins).

Akhenaten cho xây dựng điện thờ tại Karnak, trang trí lối vào phía nam bằng hình ảnh ông đang thờ thần Ra. Đồng thời, ông cũng xây dựng một đền thờ dành riêng cho thần Aten tại phía đông của khu chính điện. Điều này cho thấy ông hiểu và tôn trọng tính chính thống của thần Amun-Ra nhưng cũng bảo vệ lập trường tôn giáo của chính mình. Ông muốn nó được chấp nhận và tín nhiệm tại Ai Cập.

Dù điện thờ bị phá dỡ sau khi Akhenaten qua đời nhưng những tàn tích này cho thấy một khuynh hướng nghệ thuật mới theo phong cách Amarna. Chữ viết trên các bức tường cho thấy sự hiện diện đồng thời của các vị thần truyền thống và vị thần mà Akhenaten tôn thờ.

Akhenaten đã áp dụng tô thuế đối với đền thờ. Đây là một điều không bình thường. Triều thần, giới quý tộc, thợ thủ công và thương nhân đều phải đóng thuế và tiền thuế được sử dụng cho các đền thờ thần Aten.

Akhenaten cũng cho di rời cung điện từ Thebes tới thành phố Amarna. Nguyên nhân của sự di rời này vẫn còn là điều bí ẩn. Phần lớn học giả cho rằng đó là do cuộc xung đột giữa thầy tư tế thờ thần Amun và Akhenaten.

Akhenaten không cho phá hủy các đền thờ cổ trước đó. Tôn giáo của ông không hề ảnh hưởng tới các đền thờ cổ. Thực chất, người Ai Cập cổ không hề có tôn giáo. Tôn giáo của người Ai Cập cổ đại luôn thay đổi khi cần thiết, dựa trên những truyền thống lâu đời.

Năm 12 là một năm quan trọng trong triều đại của Akhenaten. Trong năm đó, sứ giả các nước láng giềng mang đến Ai Cập rất nhiều cống phẩm và hơn hết, lập trường tôn giáo của Akhenaten bắt đầu có hiệu lực. Akhenaten không chỉ thờ cúng thần Mặt Trời mà còn hiểu rõ về vai trò của Mặt Trời trong việc duy trì sự sống.

Cập nhật: 01/02/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video